c) Phƣơng pháp so sánh, có thể so sánh theo hai cách
3.4.3.6. Phân tích kết quả thí nghiệm.
Từ các kết quả thí nghiệm và hình ảnh chụp trên máy SEM tại phòng thí nghiệm Vật lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên chúng ta có thể thấy mặt trước của dụng cụ chia thành 3 vùng rõ rệt theo phương thoát phoi thông qua mức độ dính của vật liệu gia công với mặt trước và mặt sau. Hình 3.6(a) thể hiện rõ 3 vùng này. Chiều dài vết tiếp xúc giữa phôi và mặt trước thay đổi tăng dần từ mũi dao đến vùng tiếp xúc giữa bề mặt tự do của phoi và mặt trước. Vùng nằm sát lưỡi cắt với những vết biến dạng dẻo bề mặt do các hạt cứng trên vật liệu gia công gây ra. Theo kết quả nghiên cứu của Tren [3] thì vùng ngay sát lưỡi cắt là vùng mà các lớp bề mặt gia công sát mặt trước dính và dừng trên mặt trước tạo nên vùng biến dạng thứ hai trên phoi. Tuy nhiên, các hình ảnh bề mặt cho thấy hiện tượng biến dạng dẻo bề mặt do cào xước theo hướng thoát phoi gây mòn tạo trên mặt trước phụ mới với góc trước phụ âm. Như chúng ta biết trong vật liệu gia công có những hạt cứng những hạt cứng này khi di chuyển qua vùng ma sát 1 vừa lăn, vừa trượt dưới tác dụng của ứng suất pháp rất lớn ở vùng lưỡi dao là nguyên nhân tạo ra các rãnh biến dạng dẻo do cào xước trên bề mặt của vùng này. Sự mòn bề mặt này tạo ra một mặt trước phụ và góc trước phụ âm tự nhiên. Từ hình 3.6.b. Khi phay 9,2 phút vận tốc 50 m/phút trên mặt trước của dao xuất hiện các vết bám dính của vật liệu gia công trên bề mặt mòn bắt đầu xuất hiện trên lưỡi cắt chính. Khi tăng vận tốc 110 m/phút vật liệu gia công bám dính trên mặt trước của dao tăng lên và vết mòn của dao cũng tăng lên. Từ phân tích thí nghiệm chúng ta thấy tuổi bền của dao cầu phụ thuộc vào vận tốc và góc nghiêng của phôi.
3.5. Kết luận chƣơng 3
Nội dung chính của chương này là tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số vận tốc cắt v và góc nghiêng của phôi θy khi bước tiến s = 0.2 mm/vòng, chiều sâu cắt t = 0,5 mm đến tuổi bền của dao phay cầu phủ TiAlN khi gia công thép hợp kim CR12MOV qua tôi đạt độ cứng 40 – 45 HRC. Thực hiện trong điều kiện sản xuất thực tế trên máy phay CNC tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên. Trong đó tập trung giải quyết được một số vấn đề sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xây dựng được mô hình định tính của quá trình gia công bắt đầu từ các yếu
tố đầu vào đến khi thực hiện và kết thúc quá trình.
Đã tiến hành thí nghiệm thành công và thu được kết quả đảm bảo độ tin cậy.
Xây dựng được mối quan hệ giữa các thông số công nghệ (v, θy) khi chiều
sâu cắt t = 0,5 mm đến tuổi bền của dao phay cầu phủ TiAlN khi gia công thép hợp kim CR12MOV qua tôi đạt độ cứng 40 ÷ 45 HRC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn