Liên quan giữa FIPA và JADE

Một phần của tài liệu Phát triển phần mềm hướng Agent (Trang 37 - 38)

Nhớ rằng FIPA dựa trên nguyên lý là chỉ đặc tả các hành vi bên ngoài của các thành phần trong hệ thống, bỏ qua kiến trúc và chi tiết cài đặt bên trong. Điều này đảm bảo sự kết nối liền mạch giữa các nền tảng biên dịch đầy đủ. JADE tuân theo quan điểm này ở chỗ nó đảm bảo tính tương thích trọn vẹn với đặc tả FIPA2000 (truyền thông, quản lý và kiến trúc) – đặc tả này cung cấp một framework chuẩn trong đó các agent có thể tồn tại, vận hành và giao tiếp trong khi vẫn chấp nhận một kiến trúc bên trong thống nhất và độc quyền và chấp nhận cài đặt các dịch vụ và các agent chính.

JADE tất nhiên chỉ là một trong các nền tảng ứng dụng và dự án có tính cộng tác về agent tuân theo các chuẩn của FIPA. Việc tuân theo này đã được kiểm tra thông qua một số sự kiện: cuộc kiểm tra tính tương kết của FIPA năm 1999 và 2001, dự án Agentcities. Về mặt độ bao phủ của các chuẩn của FIPA, JADE cài đặt hoàn chỉnh đặc tả quản lý agent bao gồm các dịch vụ: AMS, DF, MTS và ACC. Thông qua việc sử dụng và thử nghiệm, các dịch vụ này đã được mở rộng với việc bổ sung các tính năng, nhưng cốt lõi vẫn tuân thủ theo FIPA. JADE cũng cài đặt hoàn chỉnh ngăn xếp giao tiếp agent như FIPA-ACL dành cho cấu trúc thông điệp, FIPA-SL dành cho diễn đạt nội dung thông điệp, ngoài ra còn hỗ trợ nhiều giao thức vận chuyển và tương tác của FIPA.

Một ví dụ chứng tỏ JADE vẫn tiếp tục các chuẩn của FIPA là cơ chế vận chuyển của JADE. Cơ chế này hỗ trợ tất cả các thao tác cụ thể, có khả năng thích nghi với một kiểu kết nối bằng các chọn giao thức sẵn có tốt nhất tương ứng với tình huống sử dụng cụ thể. Một số khía cạnh bổ sung vào các chuẩn của FIPA như một số giao thức tương tác đặc biệt hơn và các công việc không được chuẩn hóa như dịch vụ ontology đã được phát triển cho JADE thậm chí các lập trình viên có thể tìm thấy mọi công cụ và trừu tượng hóa cần thiết để cài đặt chúng. Tuy nhiên, có nhiều thành phần của JADE vượt quá các đặc tả của FIPA. Ví dụ, JADE cung cấp kiến trúc bộ chứa phân tán, kiến trúc dịch vụ nội bộ, phân phối thông điệp lâu dài, framework ngữ nghĩa, các cơ chế bảo mật, hỗ trợ tính di động của agent, tương tác web-service, giao diện đồ họa…Rất nhiều trong số chúng được miêu tả trong cuốn sách này vì chúng là những khía cạnh rất quan trọng trong các hệ hướng agent mà FIPA chưa đề cập đến. Do việc hỗ trợ mã nguồn mở từ cộng đồng người dùng và từ nền công nghiệp mà ngày nay JADE được coi là framework về agent mã nguồn mở hàng đầu tuân theo FIPA.

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU JADE

Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về nền tảng JADE và các thành phần chính tạo thành kiến trúc của nó. Ngoài ra, chương này còn hướng dẫn cách chạy JADE bằng dòng lênh và bằng giao diện đồ họa.

Một phần của tài liệu Phát triển phần mềm hướng Agent (Trang 37 - 38)