Những đặc điểm nội dung của thể STL Bở giai đoạn phát triển cực

Một phần của tài liệu Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc.pdf (Trang 77 - 90)

7. Cấu trúc luận văn 1 0-

3.2.3Những đặc điểm nội dung của thể STL Bở giai đoạn phát triển cực

thịnh của thể loại Ngâm khúc

Giai đoạn phát triển rực rỡ của thể thơ STLB đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của thể loại Ngâm khúc, khoảng giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn thể STLB có những chuyển biến mạnh mẽ không chỉ ở phƣơng diện hình thức mà còn tập trung ở cả khía cạnh nội dung.

Do chịu ảnh hƣởng sâu sắc của điều kiện lịch sử xã hội và nền văn hóa trong thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến. Đặc biệt trong quan niệm sáng tác, văn chƣơng không còn đề cao con ngƣời theo các chuẩn mực đạo đức phong kiến. Văn chƣơng lúc này đi sâu phản ánh những nỗi niềm có tính chất riêng tƣ và những khát vọng của con ngƣời cá nhân. Chính vì thế, thể loại Ngâm khúc đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của xã hội và tâm lý thƣởng thức của ngƣời đọc.

Trong tiến trình phát triển của mình, thể STLB cũng có những bƣớc tiến đáng kể. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu các tác phẩm chủ yếu đi sâu vào đề tài thiên nhiên và lịch sử thì ở giai đoạn này các tác phẩm lại hƣớng vào những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống tâm tƣ tình cảm, thân phận của con ngƣời đặc biệt là ngƣời phụ nữ.

Theo các nhà nghiên cứu, đây chính là giai đoạn thể thơ STLB đƣợc định hình và dần đƣợc hoàn thiện trong những tác phẩm Ngâm khúc. Tác phẩm đƣợc đánh dấu mở đầu cho thể loại Ngâm khúc là tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch tƣơng truyền của Đoàn Thị Điểm). Bao trùm lên toàn bộ khúc ngâm là âm hƣởng buồn bã nặng nề, là sự cô đơn của ngƣời chinh phụ. Trong

khúc ngâm này, tác giả đã tập trung xây dựng hình ảnh nhân vật ngƣời chinh phụ với bao cung bậc, với bao nỗi niềm, bao cảm xúc phức tạp. Nỗi lòng ngổn ngang chồng chất của nàng đã đƣợc đúc kết thành khúc ngâm với 408 câu thơ STLB.

Đôi vợ chồng trẻ “hương lửa đương nồng” thì đất nƣớc có chiến tranh,

ngƣời chồng vội vã lên đƣờng tham chiến. Tiễn chồng đi rồi ngƣời chinh phụ phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, buồn tủi. Thể thơ STLB với lối kiến trúc mỗi khổ gồm bốn câu đã tỏ ra rất đắc dụng trong việc diễn tả cung bậc tình cảm của ngƣời chinh phụ. Bao nỗi niềm đƣợc tích lại ở hai câu thất:

Thủa trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Khi đất nƣớc có chiến tranh, ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi phải xa ngƣời chồng yêu thƣơng. Cuộc đời nàng từ đây sẽ là chuỗi ngày dài chìm trong “nỗi truân chuyên”. Nỗi lòng của nàng đã đƣợc tỏa ra ở hai câu lục và câu bát, nàng muốn vạch trời cao mà hỏi vì sao nàng lại phải chịu nỗi oan khiên này:

Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Lúc đầu, nàng nghĩ việc ngƣời chồng ra trận không chỉ là nghĩa vụ mà hơn thế đó còn là một niềm vinh dự lớn lao. Vinh quang chiến thắng của chồng và cái ấn phong hầu vua ban sẽ là sự bù đắp xứng đáng cho những ngày mòn mỏi chờ đợi của nàng. Vì vậy, nàng thấy rất tự hào:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha,

Ngựa chàng sc trng như tuyết in…

Với đặc trƣng vang, mở, nguyên âm “a” đƣợc lặp đi lặp lại trong khổ thơ, khiến cho câu thơ nhƣ kéo dài ra, ngân nga nhƣ lời ngợi ca đầy tự hào của ngƣời chinh phụ về chàng kị binh – ngƣời chồng yêu dấu của mình.

Nhƣng chàng đi rồi, phải đối diện với nỗi cô đơn nàng mới thấm thía đƣợc cuộc đời mình. Nàng mƣờng tựa cuộc sống của chồng nơi chiến địa, cuộc sống hết sức nhọc nhằn và đầy rẫy những nguy hiểm, cái chết thì luôn rình rập. Cách ngắt nhịp 3/4 trong hai câu thất càng nhấn mạnh hơn cái khó khăn gian khổ của ngƣời chồng nơi chiến địa.

Non kỳ quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy mồ.

Hồn tử sĩ/ gió ù ù thổi,

Mặt chinh phu/trăng dõi dõi soi.

Số phận của chàng ngoài chiến địa chƣa biết thế nào nên lòng nàng đứng ngồi không yên “đứng tủi ngồi sầu”. Với lối gieo vần rất riêng của thể STLB dƣờng nhƣ càng tô đậm thêm nỗi sầu đau bi thƣơng của ngƣời chinh phụ. Nếu nhƣ những khúc mắc của chinh phụ đƣợc giải tỏa ở câu lục cà câu bát thì nỗi niềm của nàng lại đƣợc tích tụ trong hai câu thất của khổ tiếp theo để rồi lại đƣợc tỏa ra ở câu lục và câu bát và cứ nhƣ thế nỗi buồn rầu thƣơng nhớ chồng nơi chiến trƣờng kéo dài thành chuỗi triền miên. Nàng càng thấm thía hơn về cuộc sống của mình.

Đọc Chinh phụ ngâm, ấn tƣợng đầu tiên của ngƣời đọc là nỗi khắc khoải trông ngóng ngày chồng trở về của ngƣời chinh phụ. Nhƣng càng trông ngóng thì ngƣời chồng càng bặt vô âm tín. Sự trông mong vô vọng ấy khiến cho nàng rơi vào sự mòn mỏi tuyệt vọng. Nàng thấy ân hận vì đã khuyên chồng ra trận:

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong

Nếu nhƣ thời gian của một năm đƣợc tính bằng sự luân chuyển giữa các mùa thì thời gian của một ngày đƣợc tính bằng từng thời khắc:

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Khổ thơ có năm chỗ gieo vần, hai vần trắc (trống, bóng) không chỉ tạo không gian trống vắng mà còn gây ấn tƣợng về sự lẻ loi cô đơn trong lòng ngƣời chinh phụ, vần bằng (bên, niên, miền) đã tạo nên cảm thức về thời gian dài dằng dặc, thời gian cứ đằng đẵng trôi đi. Ngƣời chinh phụ vẫn cứ mòn mỏi ngóng trông trong vô vọng. Nhờ có sự phong phú về vần khiến hình ảnh ngƣời chinh phụ chờ đợi và đếm thời gian ấy

Ngƣời chinh phụ thức thâu đêm suốt sáng để ngóng trông chồng về. Ngƣời chinh phụ đếm thời gian qua sự thay đổi của cảnh vật, từ tiếng gà gáy trong đêm đến sự dịch chuyển chậm chạp của bóng cây hòe theo ánh mặt trời. Thời gian ấy trôi đi thật trậm và thật nặng nề, một ngày nhƣ thể một năm dài đằng đẵng.

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là tâm trạng đau buồn của ngƣời chinh phụ có chồng đi chinh chiến. Bao trùm trong tác phẩm là không gian để thể hiện tâm trạng đó, tác giả đã có nhiều câu thơ diễn tả cuộc sống cô đơn, những suy tƣ trăn trở buồn tủi của ngƣời chinh phụ trong những tháng ngày vò võ chờ đợi.

Dạo hiên vắng thầm reo từng bước, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin.

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiếtthôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Chờ đợi tin chồng nhƣng chẳng thấy, một mình cô đơn với ánh đèn suốt canh thâu. Hình ảnh ấy của ngƣời chinh phụ thật đáng thƣơng biết bao. Với sự phong phú về vần điệu (ví dụ: chăng – bằng; biết – thiết; thôi – lời, vần bằng: thôi, lời, người; vần trắc: thiết, biết) làm tăng thêm sự gắn kết chặt chẽ giữa các câu thơ. Đặc biệt hơn, chính nhờ sự phong phú về vần điệu mà dƣờng nhƣ nỗi sầu của ngƣời chinh phụ lại càng đƣợc tô đậm và lắng đọng hơn trong lòng ngƣời đọc. Hoàn cảnh của ngƣời chinh phụ càng trở nên đáng thƣơng hơn. Nàng muốn gửi nỗi nhớ thƣơng tới chồng mà chẳng đƣợc, lại phải đối diện với cảnh thiên nhiên hữu tình, nên lòng càng ngổn ngang hơn:

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

Cảnh thiên nhiên tƣng bừng của thực tại ấy đã khiến nàng nhớ đến những ái ân vợ chồng xƣa kia, khiến ngƣời chinh phụ đau đớn, xót xa đến khôn cùng. Thực tại ấy thật đau đớn và bế tắc, ngƣời chinh phụ đã phải tìm đến với giấc mơ để đƣợc gặp chồng. Trong giấc mơ ấy ngƣời chinh phụ đã đƣợc sum họp và hƣởng hạnh phúc chăn gối với chồng:

Tìm chàng thủa Dương Đài lối cũ Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa

Sum vầy mấy lúc tình cờ

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân

Giấc mộng đẹp ấy chỉ tồn tại trong trong khoảnh khắc ngắn rồi lại tan biến và lại đẩy ngƣời chinh phụ về với thực tại nghiệt ngã. Và sau giấc mơ ấy nỗi đau của nàng càng tăng lên gấp bội. Bởi mộng càng đẹp bao nhiêu thì thực tại càng phũ phàng bấy nhiêu. Từ cuộc sống đau buồn của hiện tại nàng còn hồi tƣởng về quá khứ, để rồi nàng lại càng thấm thía hơn, cay đắng hơn vì

hạnh phúc dở dang của mình:

Xưa sao hình ảnh chẳng rời, Bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương.

Thời gian cứ trôi, ngƣời chinh phụ cứ mòn mỏi ngóng trông. Ngày ra đi ngƣời chồng khi đào đơm bông – mùa xuân sẽ về, nhƣng rồi mùa cứ nối mùa đi mãi mà ngƣời chồng vẫn không thấy đâu. Thời gian trôi tuổi thanh xuân của nàng cũng sẽ qua:

Thoi đưa ngày tháng ruổi mau

Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh… Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa

Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng.

Nàng giật mình thốt lên lời nguyện cầu:

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu, Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung

Ngƣời chồng lên đƣờng chinh chiến đã đặt ngƣời vợ vào hoàn cảnh cô đơn lẻ bóng với tâm trạng nhớ mong mòn mỏi. Vì vậy nàng luôn ao ƣớc ngƣời chinh phu sớm trở về. Còn “quả ấn vàng” có hay không điều ấy không còn ý nghĩa đối với nàng nữa:

Thiếp chẳng dại như người Tô Phụ, Chàng hẳn không như lũ Lạc Dương.

Khi về đeo quả ấn vàng

Trên khung cửi dám dễ dàng làm cao!

Mơ ƣớc lớn nhất của nàng là sự trở về của ngƣời chinh phu nên nàng đã cầu xin ngƣời chồng trở về và nàng tƣởng tƣợng ra ngày chàng trở về:

Xin chàng /xếp bào cởi giáp, Xin chàng/ rũ bỏ phong sương

Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng

Nhịp ngắt trong hai câu thất không tuân theo qui luật nhịp ngắt của thể thơ STLB là 3/4 mà lại đƣợc ngắt là 2/5. Cách ngắt nhịp này dƣờng nhƣ là chủ ý của tác giả vì khi ngắt nhƣ vậy lời cầu xin chồng trở về càng trở nên da diết hơn, nghẹn ngào hơn nó nhƣ một tiếng nấc của ngƣời chinh phụ. Ngƣời đọc càng thấu hiểu hơn nỗi ƣu phiền mong ngóng ngƣời chồng trở về của ngƣời chinh phụ trở về và nàng tƣởng tƣợng ra ngày chồng về nàng sẽ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì chàng tay chuốc chén vàng

Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng

Có thể thấy thể thơ STLB đã tỏ ra rất đắc dụng trong việc diễn tả cung bậc tình cảm của ngƣời chinh phụ. Mặc dù đã có sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật, nhƣng thể thơ STLB vẫn còn có tính chất lại tạp. Vì vậy, vẫn có những khổ thơ không đúng cách luật:

Thiếp trong cánh của chàng ngoài chân mây

Trong của này đã đành phận thiếp

Vì không tuân thủ luật bằng trắc của thể thơ, khiến câu thơ không đƣợc hài hòa, đọc lên nghe không thuận cho lắm.

Điều đó làm cho tác phẩm còn tồn tại hai kiểu cấu trúc, trong đó kiểu cấu trúc vị trí gieo vần ở tiếng thứ 5 (chiếm 78%) và chữ thứ 3 mang thanh trắc (chiếm 70%) có tỷ lệ áp đảo hơn. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: “Bản dịch Chinh phụ ngâm do đó có thể xem là bước chuyển tiếp từ thể tài Vịnh khúc sang thể tài Ngâm khúc” [46, 62].

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ra đời khoảng những năm 80 thế kỷ XVIII đƣợc xem là đỉnh cao của thể loại Ngâm khúc và là bài thơ mẫu mực của thể thơ STLB. “Cung oán ngâm khúc được đánh giá là tác phẩm đóng vai trò hoàn thiện cách luật của thể STLB. Với tác phẩm này, toàn bộ vần lưng được gieo ở vị trí thứ 5 và chữ thứ 3 hầu hết đều mang thanh

bằng” [46, 62]. Đây đƣợc xem là mô hình chuẩn mực của thể thơ.

Việc khai thác triệt để các yếu tố cách luật của thể thơ đã đƣa Cung oán ngâm khúc lên đỉnh cao. Tác phẩm là lời oán hờn nơi cung cấm của ngƣời cung tần đƣợc vua yêu chiều rồi bị bỏ rơi. Nguyễn Gia Thiều mƣợn tình cảnh này để phản ánh những bất công của chế độ phong kiến đồng thời nói lên tâm sự của chính mình.

Đọc Cung oán ngâm khúc, ta rất hứng thú vì cái hay trong kết cấu, cách xây dựng tâm lí nhân vật, hay bởi cách dùng từ, tạo câu, sử dụng hình ảnh đẹp, bởi những cảm xúc tinh tế của tác giả…Song cái hay nhất, cô đọng nhất, gieo vào lòng ngƣời đọc ấn tƣợng sâu sắc nhất chính là nhờ tác giả đã vận dụng triệt để các yếu tố cách luật của thể thơ STLB để diễn tả tâm tƣ tình cảm của ngƣời cung nữ.

Ngƣời cung nữ trong Cung oán ngâm khúc đau khổ vì bị thất sủng. Nàng vốn là một nữ nhi tài sắc vẹn toàn, biết bao tài tử, công hầu mê say ngấp nghé để có đƣợc nàng. Nhƣng nàng đã chọn con đƣờng tiến cung lấy vua với một niềm kiêu hãnh, mãn nguyện. Và nàng cũng đã đƣợc vua yêu, đƣợc kề cận mặt rồng, đƣợc “thừa ân một giấc canh tà”, đƣợc ân ái cùng vua và những giấc mơ đẹp, cùng vua ngắm hoa thƣởng nguyệt… Nàng những tƣởng cuộc ái ân mặn nồng với nhà vua là một mối “chung tình”, ngộ nhận đó là hạnh phúc nhân duyên, nên cảm ơn vua và lấy làm thỏa mãn:

Thân này uốn éo vì duyên,

Cũng cam một tiếng thuyền quyên với người!

Nàng tự coi mình là tiên trên trời. Nàng đâu dễ động lòng với chuyện yêu đƣơng ở cõi trần? đâu dễ siêu lòng vì vàng bạc? do đó nàng kiêu kỳ. Khi đƣợc tuyển làm cung nữ, đƣợc gần gũi ân ái với vua, nàng đã mừng, tự hào, tự mãn, rồi nàng còn đắc ý vì đƣợc vua yêu hơn kẻ khác, tự đắc vì hạnh phúc đang đƣợc hƣởng.

Gẫm như cân trất duyên này Cam công đặt cái khăn này tắc ơ

Nhƣng nàng đâu ngờ, đâu lƣờng trƣớc hậu họa cho sự lựa chọn của mình. Vị vua đa dâm hiếu sắc kia rồi cũng chán ngán nàng, vì xung quanh ông còn rất nhiều cung nữ mỹ miều khác. Dần dần nàng bị vua lạnh nhạt rồi cuối cùng là lãng quên. Nàng lâm vào tình cảnh “góa chồng” khi mùi ái ân mặn nồng vẫn còn chƣa thoả.

Ai ngờ bỗng một năm một nhạt,

Nguồn cơn kia chẳng tátvơi!

Suy đi đâu biết cơ trời,

Bỗng không mà hóa ra người vị vong.

Cảnh ngộ của ngƣời cung nữ thật thƣơng tâm và xót xa. Còn gì đau khổ hơn bởi bỗng dƣng nàng trở thành “người vị vong”. Vần “ơi” đƣợc gieo vần chân ở câu thất dƣới với câu lục và gieo vần lƣng với câu bát tạo nên cảnh tƣợng chơi vơi không nơi nƣơng tựa, không ngƣời thân thích. Lối gieo vần trên đã tô đậm thêm sự cô đơn lẻ loi của ngƣời cung nữ nơi cung cấm. Ngày đêm nàng mong chờ tin vua, đến mức mắc bệnh hoang tƣởng, nghe tiếng dế kêu tƣởng vua sai ngƣời đến gọi. Cái khổ ở chỗ gần mặt mà cách lòng, không đƣợc vua ngó ngàng, thậm chí cả một cái nhìn cũng không:

Doành Nhâm một dải nông nông Bóng dương bên ấy, đứng trông bên này.

Càng ngày ngƣời cung nữ càng ý thức sâu sắc về cuộc đời của mình. Trong tận cùng nỗi đau, nàng cay đắng so sánh đời mình nhƣ con thuyền làm bằng bóng sáng bọt biển nƣớc, bị vùi dập giữa cửa bể sóng cồn.

Mùi tục vị lưỡi lê tân khổ,

Đường thế đồ gót rỗ kỳ nhu

Chiếc thuyền bào ảnh lô mặt nghềnh.

Hai câu thất đã đƣợc tác giả viết theo lối đảo trang. Đáng ra phải viết là:

Lưỡi lê (vì) mùi tục lụy cay đắng Gót rỗ (vì) đường đời gập ghềnh

Lối gieo vần và cách viết đảo trang dƣờng nhƣ khiến cho nỗi lòng của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc.pdf (Trang 77 - 90)