Cái nhìn giàu tính phân tích

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 57 - 71)

Ngay từ khi mới bước vào nghề viết Nguyễn Khải đã xác định cho mình sứ mệnh cao cả: Đem văn chương nghệ thuật phục vụ con người và cuộc sống. Nếu ở những sáng tác thời kỳ đầu, cái nhìn của nhà văn về cuộc sống còn có phần giản đơn thì ở thời kỳ sau cái nhìn ấy đã trở nên đa chiều, đa

diện. Cuộc sống trong cái nhìn của nhà văn, giờ đây, không còn là một đường thẳng, nhất nhất đi theo một hướng mà nó toả ra muôn ngả với rất nhiều ngõ ngách quanh co. Con người cũng không còn suy nghĩ một chiều giản đơn mà tất cả mọi thứ đã trở nên xù xì, góc cạnh biến hoá bí ẩn. Nguyễn Khải đã tập trung cao độ mọi tâm lực vào việc trình bày trước người đọc một chân dung cuộc sống đa chiều, phức tạp, phong phú, với những "phía khuất mặt người", hay những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn. Xác định như thế, nên cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống và con người của Nguyễn Khải thời kỳ này là một cái nhìn giàu tính phân tích.

Vẫn dựa trên nền tảng vững chắc của một cái nhìn hiện thực tỉnh táo, sắc cạnh, có chiều sâu, những năm đổi mới, cái nhìn giàu tính phân tích về con người và cuộc sống của Nguyễn Khải có phần thâm trầm, hồn hậu, thắm thiết yêu thương hơn. Cái nhìn ấy xuất phát từ một tấm lòng tin yêu và tha thiết gắn bó với cuộc đời. Nếu như trước đây, Nguyễn Khải luôn quan tâm tới con người trong mối quan hệ với chính trị, thì giờ đây ông soi chiếu con người trong hiện thực từ mọi góc độ: gia đình, nghề nghiệp và con người

trong mối quan hệ với chính bản thân nó. Với cái nhìn giàu tính phân tích,

Nguyễn Khải nhìn cuộc sống và con người ở chiều sâu khám phá, với khát vọng kiếm tìm chân lý đời sống ở những tầng, những vỉa ẩn ngầm mà trước đây vì nhiều lý do chúng chưa thể được phát hiện.

Nếu như Nguyễn Minh Châu theo đuổi những "hạt ngọc" ẩn dấu ở bề sâu tâm hồn người thì Nguyễn Khải đi tới xác lập nhân cách con người trước những tình thế lựa chọn của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn luôn gắn liền với những cách nhìn, những quan niệm sống nhất định. Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ con người đã lựa chọn cái gì mà còn ở chỗ anh ta lựa chọn như thế nào, và dám sống với sự lựa chọn của mình đến đâu? Trong quan niệm của

Nguyễn Khải, không phải bao giờ con người cũng tìm thấy sự hoà hợp với thời thế, vì thế phải tìm cách ứng xử cho thích hợp.

Trước hết ta bắt gặp sự lựa chọn của những con người có nhân cách tự do, họ có đủ quyền để tự quyết định số phận, con đường đi của đời mình như nhân vật ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), ông Hai ( già chùa Thắm và ông Đại tá về hưu)... Những nhân vật lão thành cách mạng đã từng một thời xông pha lửa đạn, giờ đây họ sẽ sống thế nào, lựa chọn cách sống cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước ra sao ? Đó là điều mà Nguyễn Khải quan tâm và dành nhiều tâm sức phân tích, nghiên cứu.

Cách sống của ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười) thật đáng khâm phục. Những năm đầu sau giải phóng miền Nam, cuộc sống còn bao bộn bề, khó khăn, không ít phiền toái. Một người có công trong kháng chiến như ông Ba lại bị nghi vấn, bị gây khó dễ. Giải phóng miền Nam, ông trở về quê, lên trình diện xã "chẳng giấy má mà cũng không khai báo gì hết". Bị chủ tịch xã mới hăm lăm, hăm sáu tuổi căn vặn, hăm doạ, thậm chí ức hiếp, bà vợ ông uất ức bảo ông trình giấy nói thật công lao với cách mạng nhưng ông lại nghĩ khác "làm việc cho cách mạng là cái nghĩa vụ ở đời, là

theo cái lương tâm chứ không cốt làm để mai này kể công, hưởng lợi"

[21,tr.153]. Một nhân cách như thế thật đáng trân trọng. Nhà văn đã ca ngợi ông: "Cái tiềm lực tinh thần của ông già lớn thật. Người mạnh như thế cứ rẽ sóng, rẽ gió mà đi, có tai hoạ rủi ro nào dám bén mảng. Thoạt nghe tưởng là có số may, nghe rồi ngẫm nghĩ chỉ những người thật mạnh mới tạo được cho

mình những may mắn đến hiếm có" [21,tr.153].

Nhân vật ông Hai (Sư già chùa Thắm và ông Đại tá về hưu) lại có sự lựa chọn riêng. Nhân vật đã thoát ra khỏi những danh lợi phù vân rất nhẹ nhàng, trở về với cuộc sống đời thường bên cạnh con cháu.

Viết về sự lựa chọn của những con người bình thường, Nguyễn Khải cũng thấy ở họ những nhân cách sống đẹp đẽ. Trước sự thay đổi của thời thế, họ sống hợp thời mà không xu thời. Nhân vật Hiền (Một người Hà Nội), Bà cô (Nếp nhà), người vợ của nhà văn Trần Dần (Người vợ)..., đều là những người phụ nữ đáng để ta nể trọng. Họ đã vượt qua được cái hỗn tạp, xô bồ của cuộc sống để khẳng định và ổn định một nền nếp gia phong vững bền.

Bà Hiền (Một người Hà Nội) là một người phụ nữ rất nhạy cảm, thức thời. Người phụ nữ xinh đẹp, khôn khéo và rất nhạy bén với thời cuộc lại chọn cho mình người chồng là ông giáo tiểu học. Khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, bà đã nhận thức rõ: "Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục nên tao cũng chỉ cần đủ ăn" [21,tr.189]. Sau này khi tiễn các con lên đường ra trận, bà hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước trong thời đại mới: "Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay

hớm gì" [21,tr.192]. Ở tuổi 70, nhìn cây đa cổ thụ trước đền Ngọc Sơn bật rễ

vì bão, bà đã nghĩ ngay đến điều xấu, đến sự ra đi của một thời. Bà hiểu rằng: "Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế

hệ đều có thời vàng son của họ" [21,tr.198]. Phải có một tâm hồn lạc quan,

khoẻ khoắn mới có đựơc những suy tư ấy sau bao trải nghiệm.

Bà cô (Nếp nhà) tạo dựng cho gia đình mình một nền nếp vững chãi. Bà là người biết giữ gìn sự êm ấm hạnh phúc của gia đình mình như "cảng trong

cơn bão" mà mọi biến động của xã hội không thể lay chuyển được. Chị Khuê

(Người vợ) "một đời nhẫn nhục gánh chịu tai hoạ vì những người thân yêu". Chị đã phải sống những năm tháng dài dằng dặc, âm thầm nuốt nước mắt vào trong để giữ được sự ổn định tinh thần và vật chất cho gia đình. Ở người phụ nữ ấy luôn có một niềm tin dai dẳng: "Sông có lúc, người có lúc, không ai

sướng mãi, cũng không ai khổ mãi, miễn là các con phải được ăn học". Tất cả sự tần tảo ấy đều vì chồng vì con. Sự hy sinh dường như là thiên tính của người phụ nữ.

Trong cách nghĩ của Nguyễn Khải, những con người có cách lựa chọn đúng đắn là khi họ biết sống với những gì rất đời thường, sống cho mình, cho người thân. Đó là cách sống đúng đắn phù hợp với thời đại mà không hề vị kỷ cá nhân. Thể hiện vấn đề đó, nhà văn đã nhìn con người trong tính đa dạng, toàn vẹn của đời sống xã hội.

Cái nhìn giàu tính phân tích của ngòi bút Nguyễn Khải còn soi chiếu cuộc đời, số phận những "người gặp hằng ngày" trong mối quan hệ gia đình. Với Nguyễn Khải, viết về những số phận, những mảnh đời bất hạnh cần được cảm thông đã trở thành niềm trăn trở, như có lần tác giả đã bộc bạch: "Cuộc đời của những con người bé nhỏ với những nỗi buồn, lo lắng vặt vãnh ám ảnh tôi suốt một đời. Cho đến tận bây giờ những số phận bất hạnh, những cuộc đời ngang trái, những trớ trêu trong nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi. Bởi ở

đó tôi đã gặp lại chính tôi, gặp lại những người thân thiết nhất của tôi" [41].

Ở giai đoạn trước nhà văn quan tâm nhiều đến số phận, hạnh phúc của những người lao động như chị Đào, bé Tấm, cô Thoa... Cuộc đời họ chỉ thực sự hồi sinh khi được sống trong một môi trường tập thể lành mạnh, giàu lòng nhân ái của những người lao động. Ở những truyện ngắn thời kỳ đổi mới, tác giả quan tâm đến số phận, hạnh phúc của những con người ở nhiều dạng khác nhau: có những số phận là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, họ rơi vào bi kịch của những gia đình tan vỡ, buồn tẻ; có những số phận vượt lên hoàn cảnh để tự khẳng định bản lĩnh của mình trong cuộc đời.

Trước tiên là những con người bất hạnh - nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Một trong những cuộc đời bất hạnh ấy là hai ông cháu (Ông cháu). Bước chân đưa họ từ vùng quê nghèo Thanh Hoá đói kém mất mùa về

đây - đất kinh kỳ - mong kiếm được việc làm, tìm được một cuộc sống mới cho thằng cháu nội. Người ông vì tương lai của đứa cháu mà chọn cho mình một cách giải quyết đau đớn. Sự ra đi của người ông trong lúc đang bệnh nặng, trong tiết trời đông lạnh giá thể hiện sự hy sinh cao thượng vì người thân. Hình ảnh đứa cháu trai cứ chiều đến lại nhìn ra phía cửa quán ngóng ông, rồi nhiều đêm như thế nó chờ đợi khắc khoải, và tiếng gọi "Ông ơi"chìm vào cái mênh mông của đêm tối... đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng người.

Giống như ông lão, bà lão trong Mẹ và các con cùng chịu số phận như thế. Bà Mão phải sống dưới cái "vòm cửa nhà cơ quan", phải tự mưu sinh bằng nghề bán các cây thuốc nam cho các của hàng mua dược liệu. Bà có những đứa con thành đạt do chính tay bà nuôi nấng bằng công việc quét rác của mình. Nhưng các con bà không muốn nuôi bà, chúng tìm cách đẩy bà về quê sống một mình chỉ vì lý do đơn giản: Trước kia bà quét rác, chúng sợ sống cùng làm ảnh hưởng đến các cháu. Mặc dù bị đối xử như vậy, nhưng bà vẫn luôn luôn nghĩ đến con, đến cháu: "Sống không lo cho con cho cháu thì

sống để ăn hại giời à ? Sống thế thì tôi chả thiết" [19,tr.427]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với cái nhìn giàu tính phân tích, Nguyễn Khải đi sâu vào từng mái nhà, từng mối quan hệ của các thành viên trong gia đình để từ đó nhà văn chỉ cho người đọc thấy rằng: Có những gia đình, hạnh phúc của họ chỉ là bề ngoài, chỉ là hạnh phúc hờ, thực chất cuộc sống ấy căng thẳng và đầy áp lực. Gia đình Dũng trong Ngườicủa nghề là một gia đình như thế. Gia đình ấy chỉ có hai vợ chồng, một đứa con và một bà mẹ mới ở quê ra. Tưởng rằng những con người ruột thịt của nhau sẽ sống chan hoà, đầm ấm, yên vui. Thế nhưng, sự chênh lệch về tuổi tác, sự khác nhau về nếp sống của những con người có những nền tảng văn hoá khác nhau chính là nguyên nhân cơ bản đẫn đến không khí ngột ngạt trong gia đình Dũng. Vợ Dũng không chấp nhận bà Tuất vì: "Quê không ra quê, tỉnh không ra tỉnh, ăn nói ẩm ương ấm ớ cứ như bà dở

người, rõ chán". Giữa hai người, bên là vợ bên là mẹ, Dũng không thể dung hoà được cả hai. Anh phản ứng rất hời hợt. Giải pháp duy nhất nhưng tiêu cực cho gia đình ấy là bà Tuất về quê sống với nghề làm tương của mình.

Gia đình bà Tuất, bà Mão và gia đình hai ông cháu là gia đình thuộc nhiều thế hệ. Có thể vì thế mà khó dung hoà. Thực tế, để dung hoà các mối quan hệ mỗi người chỉ cần bỏ đi một chút thói ích kỷ của mình thì mọi người sẽ sống hạnh phúc hơn. Nếu như vợ Dũng tôn trọng mẹ chồng một chút, có lẽ bà Tuất có thể sống an nhàn - đó là điều hạnh phúc của bất cứ người già nào. Nếu các con bà lão nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ mình thì chúng đã không đối xử với bà Mão như vậy. Nếu như con dâu ông lão mở rộng lòng mình ra, cùng ông nuôi dạy những đứa cháu khôn lớn san sẻ gánh nặng của cuộc sống thì ông lão đã không phải đưa đứa cháu ra tận chốn Hà Thành kiếm ăn. Miêu tả cuộc đời, số phận và mối quan hệ của con người trong mối quan hệ gia đình, bằng cái nhìn giàu tính phân tích, Nguyễn Khải đã đặt ra nhiều vấn đề của đời sống, gợi sự suy ngẫm ở người đọc về con người và cuộc sống.

Quan tâm đến số phận con người trong cuộc đời, ngòi bút Nguyễn Khải đạt tới chiều sâu nhân bản đáng quý. Cái nhìn của nhà văn về con người được mở ra nhiều chiều, toàn vẹn hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khải luôn đặt các nhân vật của mình trong sự lựa chọn. Và phần lớn các nhân vật của nhà văn đều lựa chọn trong hy sinh. Bà Tuất trong Người của nghề, bà Mão trong Mẹ và các con, ông lão trong Ông cháu phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc có hoặc không sống với con cháu mình, trong mái nhà mình. Đó là sự lựa chọn đau đớn bởi họ đã ở vào cái tuổi "gần đất xa trời". Nhưng nhà văn đã sưởi ấm niềm tin của họ vào cuộc sống. Sự hy sinh của những con người ấy đều vì con vì cháu, để con cháu được sống hạnh phúc. Bà Mão quan niệm: "Con cái có thể quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có mẹ nào bỏ con

cái, có phải dóc thịt nuôi con cũng chẳng từ. Chứ mẹ chỉ biết lo cho cái thân

mẹ chả hoá ra nước chảy ngược à" [19,tr.428]. Lời nói của bà lão cũng là

triết lý muôn đời của cuộc sống.

Cái nhìn giàu tính phân tích nhà văn còn soi chiếu để phát hiện bản lĩnh sống và tiềm lực tinh thần của những con người quyết tâm chống lại hoàn cảnh. Đó là những con người vượt lên mọi thử thách, đứng vững trong cuộc sống, các nhân vật trong các tác phẩm: Một bàn tay và chín bàn tay; Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức...

Trong Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Nguyễn Khải viết về một gia đình thương binh nghèo, luôn bị cái đói ám ảnh. Đó là gia đình của anh thương binh Toàn, chồng bị mù cả hai mắt, vợ là y tá buộc phải nghỉ hưu. Họ có ba đứa con thơ. Ấy thế mà tiếng cười vẫn thấp thoáng trên môi họ, cái không khí vui vẻ vẫn diễn ra hằng ngày. Hạnh phúc là một cách sống, một quan niệm sống, đó là sự hy sinh, chia sẻ và hết lòng yêu thương nhau. Cái nền vững chắc ấy đã xây dựng được một hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc và lâu bền. Chính hạnh phúc ấy đã là một động lực giúp hai vợ chồng vượt qua những khó khăn của cuộc đời.

Còn đối với gia đình anh thương binh trong Một bàn tay và chín bàn tay. Họ là những con người khốn khổ chịu những vết thương và sự tàn phá của chiến tranh trên cơ thể. Hai vợ chồng nhưng chỉ có được một bàn tay còn lành lặn. Anh và vợ đều là thương binh mất sức lao động. Nhưng hạnh phúc đã nằm trong tay họ. Đó là những đứa con ngoan ngoãn, biết vâng lời, là một cơ ngơi khang trang, là sự hoà thuận thương yêu giữa hai vợ chồng và con cái. Hạnh phúc của họ có được là do cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, họ là những con người giàu nghị lực và có niềm tin. Câu chuyện của anh Nghinh và chị Kiếm kết thúc như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khi chúng ta chứng kiến họ sống một cuộc đời thật đẹp, thật hạnh phúc với những đứa

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 57 - 71)