Văn bản “Thề nguyền” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa ngữ văn 10 trung học phổ thông.pdf (Trang 73 - 76)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.8.Văn bản “Thề nguyền” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

2.3.8.1. Nguồn gốc và thể loại

Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều Truyện.Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức, lí giải theo cách riêng của ông một thể loại truyện thơ khác hẳn Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm tự sự văn xuôi.

Truyện Kiều là truyện thơ được viết bằng thể thơ lục bát, với một tài năng điêu luyện, một sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiết tác độc

2.3.8.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản

THỀ NGUYỀN

(Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du

A. Hướng dẫn đọc

- Đọc với giọng truyền cảm, bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Văn bản có nhiều từ Hán Việt, nhiều điển cố, nhiều từ cổ rất khó hiểu đối với thế hệ trẻ ngày nay. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ các chú thích để hiểu văn bản hơn.

B. Nội dung và nghệ thuật

1. Nội dung

- Ngày hôm ấy, nhân lúc cả nhà đi vắng, Kiều đã sang nhà Kim Trọng tâm sự. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều lại Ỏvội rủ rèm the, “xăm xăm băng lối vƣờn khuya một mình” trở lại gặp Kim Trọng.

Những từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” cho ta thấy rõ nàng hành động rất dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ, bất chấp mọi quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến. “Hình ảnh nàng “xăm xăm băng lối vƣờn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho lắm kẻ ngơ ngác, phân vân” ( Hoài Thanh)

Điều gì khiến cho Kiều đến với hạnh phúc một cách chủ động như vậy? Chính nàng đã giải thích điều đó trong lời nói với Kim Trọng lúc bấy giờ.

“Nàng rằng: “khoảng vắng đêm trƣờng” Vì hoa nên phải trổ đƣờngtìm hoa

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”

Thuý Kiều sống trong một mối tình hết sức hồn nhiên trong sáng, tự do và tha thiết. Nhưng lúc nào Kiều cũng băn khoăn về một sự tan vỡ... Tất cả những tâm trạng đó khiến “Thuý Kiều đến với tình yêu của Kim Trọng nhanh hơn, quyết liệt hơn”

- Hành động của Kiều chứng tỏ ý thức mạnh mẽ làm người của nàng “trong văn học Việt Nam, hiếm có một nhân vật thứ hai nào có ý thức về cuộc sống, ý thức làm người rõ rệt sâu sắc như Thuý Kiều” (Nguyễn Lộc).

- Tám câu cuối của đoạn trích, Nguyễn Du đã đưa ta về với cuộc thề nguyền của đôi trai gái yêu nhau thời phong kiến:

+ Tại nhà Kim Trọng

+ Nến được thắp, hương được đốt.

+ Thuý Kiều và Kim Trọng viết lời thề vào tờ giấy và dùng con dao quý cắt tóc thề nguyền.

+ Trên bầu trời, vầng trăng sáng vằng vặc chứng giám cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái.

Nguyễn Du đã dựng lên một cuộc thề nguyền rất thiêng liêng. Tuy vậy người đọc vẫn thấy mối tình Kim Trọng - Thuý Kiều đẹp mà cô đơn, gắn bó mà không hứa hẹn. Cuộc thề nguyền của con người không có con người và xã hội chứng giám, chỉ có một ngọn nến và một vầng trăng sáng, xa xôi, lạnh lẽo.

2. Nghệ thuật

- Trong đoạn trích này, những từ ngữ, những cách nói quen thuộc của người bình dân Việt Nam được Nguyễn Du làm cho trở nên rất nghệ thuật :

xăm xăm, băng lối vƣờn khuya, khoảng vắng đêm trƣờng, trổ đƣờng tìm hoa, rõ mặt đôi ta,...

- Tất nhiên Nguyễn Du cũng không thể vượt ra hẳn thi pháp của văn học trung đại, đó là hiện tượng ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều điển tích, điển cố. Vì vậy để hiểu được Truyện Kiều, người đọc ngày nay cần tra cứu các sách chú giải về tác phẩm.

Thông qua việc miêu tả không gian thần tiên, thiêng liêng của cuộc thề nguyền giữa Kim Trọng và Thuý Kiều, tác giả thể hiện thái độ đồng cảm trân trọng đối với tình yêu tự do.

2.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN ĐỌC THÊM THEO

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa ngữ văn 10 trung học phổ thông.pdf (Trang 73 - 76)