Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài

Một phần của tài liệu CÁI NHÌN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI (Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều).pdf (Trang 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài

3.2.1. Thời gian lịch sử rộng mở đa chiều

Thời gian lịch sử là “thời gian thay đổi sơn hà, sự hưng phế, thịnh suy của xã hội. Nó đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến, ngày giải phóng, ngày hòa bình, ngày cách mạng, các đổi thay trong chính sách làm đổi thay cuộc sống và số phận của bao nhiêu người” [47. 67]. Nhà nghiên cứu văn học Nga M. Bakhtin trong bài viết Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực (sách đã dẫn) có đưa ra khái niệm về thời gian lịch sử: “Sự hình thành con người diễn ra trong thời gian lịch sử hiện thực với tính tất yếu của nó, với sự đầy đủ của nó, với tương lai của nó, với tính không gian sâu sắc của nó”.

Như vậy, thời gian lịch sử là thời gian hiện thực với những sự kiện quan trọng, đánh dấu bước đi và nấc thang có ý nghĩa của mỗi dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai

Chiều chiều của Tô Hoài chúng tôi thấy do đặc điểm hồi kí có những điểm khác với các thể loại khác nên thời gian nghệ thuật trong hồi ký nói chung và hai tập hồi ký của Tô Hoài nói riêng được tổ chức không theo một trình tự biên niên hay quy luật có sẵn. Trong bài viết “Cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai” tác giả Đặng Thị Hạnh đã nhận thấy: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co …, (…). Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm, móc vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có khi chỉ là một từ, tên con tàu Chantilly chẳng hạn, chứ không hẳn phải là một bóng chiều trên sóng hồ lăn tăn nhà Thủy Tạ, là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm. Tưởng đó cũng là bình thường khi “trò chơi lớn” của văn viết hồi ký là đặt chồng lên nhau các lớp thời gian” [32. 398]. Cũng theo tác giả Đặng Thị Hạnh “đối với giới nghiên cứu phương Tây thì điều này đánh dấu sự chuyển đổi vị trí của cái tôi nhân chứng trong các sự kiện lịch sử thời hiện đại: Việc không còn tuân thủ trình tự biên niên như hồi ký cổ điển khiến cho “không gian và thời gian truyện kể được đặt cao hơn không gian và thời gian các sự cố được kể” [32. 398].

Tô Hoài là nhà văn của những cảm hứng nhân văn đời thường, vì thế trong sáng tác của ông đặc biệt là hồi ký người ta ít thấy âm hưởng hào hùng của những năm tháng chiến tranh như những tác phẩm thời kỳ 1945 – 1975. Tô Hoài viết về cách mạng trên cái nền của những bức tranh sinh hoạt đời thường. Bởi vậy thời gian trong sáng tác của Tô Hoài đôi khi không được cụ thể và thật sự xác định. Tuy nhiên không phải vì thế mà sáng tác của Tô Hoài thoát ly khỏi hiện thực cách mạng, ông tái hiện lịch sử theo cách riêng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình. Đặc biệt trong hồi ký Tô Hoài viết về lịch sử không giống bất cứ nhà văn nào. Là người đã từng sống và chứng kiến những bước chuyển mình của lịch sử dân tộc, trên từng trang viết của ông chúng ta thấy những sự kiện lịch sử hiện lên một có ý thức. Những sự kiện lịch sử ấy là những mốc đánh dấu sự đổi thay của cuộc sống, thay đổi vận mệnh của con người, của dân tộc. Do đó, qua sự kiện lịch sử những vấn đề của xã hội, con người hiện lên nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ngoài thời gian lịch sử trọng đại của những cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến của dân tộc, trong hồi ký của Tô Hoài còn xuất hiện những mốc thời gian liên quan tới nghề viết của các nhà văn và của chính tác giả.

Trong hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều một điều chúng ta dễ nhận thấy là những mốc sự kiện lịch sử chỉ được Tô Hoài phác họa thoáng qua nhưng cũng đủ để chúng ta nhận diện được một cách tổng quát về tình hình xã hội lúc bấy giờ. Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài được tổ chức theo dòng hoài niệm nên các sự kiện được nói tới thường “chạy lông bông”. Tô Hoài khi viết về thời gian thường không có ngày, giờ, tháng, năm thật chính xác. Nhà văn chỉ ước đoán bằng những khoảng ước định như: “năm ấy”, “những năm ấy”, “khoảng những năm”, “mấy năm”, “hồi ấy” … nhưng chúng ta vẫn có thể biết được các sự kiện theo dòng lịch sử của dân tộc.

Không gian và thời gian có một mối liên hệ mật thiết với nhau, nhất là trong hồi ký của Tô Hoài. “Vào quãng giữa thế kỷ này thành phố và con người đều trải nhiều quãng đời chằng mắt xích với nhau.” [25. 389]. Vì lẽ đó mà không ít lần tác giả nhắc tới cái ngã năm, ngã sáu. Những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh, con người và thành phố của họ đều cùng phải chống đỡ lại sự tàn phá của giặc ngoại xâm. Vì thế, con người và thời gian của những sự kiện “chằng mắt xích với nhau”. Tô Hoài không trần thuật lại lịch sử mà ghi lại câu chuyện đời thường. Những câu chuyện đời thường đó lại có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự liên kết chặt chẽ với lịch sử. “Thế nào mà ở đây Nguyễn Tuân lại nhớ tới Két chiến dịch sông Thao mùa hạ 1949. Chập tối, bộ đội qua sông xuống đò bến đền Đông Cuông gần Mậu A. Chúng tôi hành quân suốt đêm vào hậu dịch để kịp chiều hôm sau đánh đồn Đại Bục. Tình cờ, gặp lại Két ở Mậu A, Nguyễn Tuân quen Két, Trung đoàn Thủ đô. Chiến dịch ấy, trung đội trưởng Két đã hy sinh, nằm lại bờ bên kia sông Thao” [25. 391]. Tô Hoài không ghi lại diễn biến của chiến dịch này nhưng qua việc nhà văn hồi tưởng cuộc gặp gỡ tình cờ với Két và sự hi sinh của anh, người đọc cũng hình dung được một phần cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cam go ác liệt. Trung đoàn Thủ đô là một trung đoàn kiên cường, bất khuất và có rất nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến trường kì chín năm. Trong trung đoàn đó đã có biết bao chiến sĩ anh dũng và đã hi sinh như trung đội trưởng Két để bảo vệ nền hòa bình cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung. Mốc lịch sử ấy không những nhà văn tái hiện được một chiến dịch hào hùng mà còn ghi nhận sự có mặt của các nhà văn lớn của nước nhà cùng tham gia chiến dịch.

Rồi những năm tháng chiến tranh, nhiều gia đình ở Hà Nội phải đi tản cư đến những vùng bình yên. “Kháng chiến, Nguyên Hồng và Kim Lân đưa gia đình tản cư lên ấp Cầu Đen trên Nhã Nam.” [25. 422]. Sự kiện lịch sử này mãi mãi in đậm trong trí nhớ mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là các nhà văn. Các nhà văn và gia đình của họ theo dòng tản cư về mọi miền quê hòa vào không khí chung của cách mạng. Trong dòng hoài niệm, Tô Hoài còn nhớ như in năm Hội Nhà văn được thành lập. Đó là: “Giữa năm 1957, Hội Nhà văn được thành lập. Nguyên Hồng phụ trách tuần báo Văn của Hội. Đã nhiều năm làm nghề viết trong kháng chiến và có làm báo, làm xuất bản nhưng cũng là ngồi trong rừng điều khiển đôi quang gánh sách báo đi các chiến khu, chúng tôi bỡ ngỡ và háo hức những công việc mới.” [25. 423]. Đó là một sự kiện quan trọng cho cả đất nước, đặc biệt là cho nền văn học của nước nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Bởi từ đây cách mạng đã trao cho họ một sứ mệnh riêng. Ngòi bút các nhà văn trở thành vũ khí chiến đấu. Họ viết trong kháng chiến, họ làm báo, làm xuất bản, phục vụ cho chiến khu. Cuộc sống vất vả, khó khăn ở chiến khu in đậm trên từng trang hồi ký của Tô Hoài: “Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lĩnh ở kho từng miếng. Cơ quan sắm dao kéo, tông đơ mọi người húi đầu cho nhau.” [25. 423]. Chín năm ở rừng, chín năm cùng cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp, chín năm sống trong sự khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng cũng là quãng thời gian có ý nghĩa nhất với mỗi nhà văn. Mỗi kỷ niệm trở về trên từng trang hồi ký của Tô Hoài như một lời nhắc nhở con người gắn bó với lịch sử dân tộc, cho dù đó là những năm tháng nếm mật nằm gai. “Mấy năm ở rừng Thượng Yên mà nhớ lại tưởng như đâu một vài ngày. Bởi chỉ khi ra ngoài, đi công tác, đi chiến dịch, quang cảnh và mọi việc mới đổi khác. Trở về trong rừng, ngày ngày lại như thế. Dậy theo hiệu còi, tập thể dục, vác xẻng cuốc, xách ống vầu nước tiểu xuống sườn đồi tăng gia rồi lên làm việc, đến giờ sang nhà bếp ăn cơm, họp kiểm điểm cuối ngày, vào xóm người Dao dân vận, dạy học, làm vệ sinh quét dọn nhà, chuồng trâu… ” [25. 416].

Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài được lồng ghép, đan cài vào nhau. Các sự kiện nối chồng chéo chằng chịt khiến cùng một lúc, người đọc có thể được chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử. Khi là thời gian ở rừng Thượng Yên, khi lại là những sự kiện báo chí làm ầm ĩ cả giới văn nghệ sĩ: “Chúng tôi bị kiểm điểm qua loa: Bỏ lớp học quan trọng đi ăn mừng đường xe lửa được khôi phục, việc không cần thiết. Báo Nhân Văn ra đến số 6 bị tịch thu tại nhà in. Các báo hoan nghênh việc đó. Một số văn nghệ sĩ chúng tôi chẳng biết ai chủ trương cũng ra tuyên bố tán thành sự tịch thu báo Nhân Văn. Nhà xuất bản Minh Đức đóng cửa. Hồi ấy, báo in còn ít, chỉ tính số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghìn. Nhưng một tờ báo bị cấm thì ầm ĩ ngay. Bấy giờ, cuối năm 1956.” [25. 444]. Sự kiện này có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhiều nhà văn cũng như độc giả. Vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ việc tịch thu báo Nhân Văn được sự ủng hộ của rất nhiều người. Đó là thời điểm “ cuối năm 1956”. Thời gian này miền Bắc đã hòa bình, cuộc kháng chiến trường kì chín năm đã kết thúc bằng một chiến thắng làm chấn động địa cầu: chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc một tờ báo bị cấm trở thành sự kiện “ầm ĩ”. Và những hệ lụy của sự kiện này sẽ không bao giờ lịch sử có thể quên. Sự kiện này không chỉ thể hiện cái nhìn của chân thực của tác giả mà còn là cái mốc lịch sử không quên. Những sự kiện ấy ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và gây không ít ảnh hưởng trong giới văn nghệ sĩ một thời gian dài. Chính vì thế mà có “những cuộc họp tập thể này gọi là chỉnh huấn” [25. 472]. “Mùa đông 1951, ở rừng Chiêm Hóa, hai tháng dự lớp đầu tiên chỉnh huấn gọi là “theo phương pháp Hoa Nam”. Lớp ấy nòng cốt các ngành các giới và địa phương học xong về tỏa ra rộng khắp.” [25. 473, 474]. “Chỉnh huấn xong ở Chiêm Hóa, về tổ chức chỉnh huấn trí thức và văn nghệ sĩ.” [25. 475]. Trong đợt chỉnh huấn rất nhiều nhà văn được tham gia: “Người đi thực tế thì không ai giống ai” [24. 29]. “Chúng tôi về lao động và xây dựng hợp tác xã một thôn ở Thái Thụy, huyện Thái Ninh. Mỗi xã mới tổ chức hợp tác xã ở một làng thí điểm.”. [25. 483]. Tổ chức hợp tác xã đã đem lại một luồng gió mới cho những người nông dân, những người của ruộng đồng. Xây dựng hợp tác xã với phương châm làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu đã đem lại niềm tin cho người dân. Có lẽ vì thế mà ông Ngải (Chiều chiều) cho dù trước đó không đi Việt Minh nhưng “Bây giờ có hợp tác ông vào ngay” [24. 80] vì “ông lại cắt nghĩa rằng vào hợp tác ai cũng phải lao động. Lao động được chấm công, ăn thóc, không làm thì nhịn há mồm ra. ” [24. 81].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian trôi đi những dấu ấn lịch sử còn đó trên từng trang hồi ký của Tô Hoài cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì chín năm, những thay đổi trong cơ cấu tổ chức xã hội… đều được Tô Hoài ghi lại. Các mốc thời gian tuy không chính xác từng ngày, từng tháng theo dòng biên niên của lịch sử nhưng bằng nghệ thuật tổ chức thời gian riêng, Tô Hoài đã cho người đọc thấy rõ diện mạo lịch sử - xã hội đất nước qua từng thời kỳ cách mạng.

Nếu như ở tập Truyện Tây Bắc và tiểu thuyết Miền Tây thời gian lịch sử được tác giả ghi lại chủ yếu là sự đổi mới của vùng miền núi Tây Bắc sau Cách mạng tháng Tám và quá trình thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp thì trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều thời gian sự lịch sử được tác giả nhắc tới qua nhiều sự kiện khác nhau trong đời sống và trong văn học. Ngoài các sự kiện lịch sử đã nói tới, Tô Hoài còn không thể không thể nhắc tới một sự kiện lịch sử trọng đại đó là những năm chống đế quốc Mỹ. Khi ghi lại thời khắc lịch sử này, Tô Hoài nhắc lại: “Những năm trước 60, ở cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cây cổ thụ” [25. 385, 386]. Những năm trước 60 là những năm hòa bình mới được lập lại ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cuộc sống đang yên bình thì chiến tranh lại nổ ra. Thủ đô Hà Nội phải gánh chịu những trận bom tấn ác liệt của đế quốc Mỹ. Sự kiện lịch sử này là cái mốc quan trọng báo hiệu nền hòa bình ở miền Bắc đang bị đe dọa. Chiến tranh chống đế quốc Mỹ đã bắt đầu. Sự tàn phá của chúng không thể không dữ dội, cách mạng Việt Nam lại bước vào một chặng đường mới.

Các sự kiện lịch sử được Tô Hoài hồi tưởng chồng chất lên nhau tạo nên phong cách rất riêng. Trong khi tái hiện hiện thực Tô Hoài thay đổi liên tục không gian và thời gian. Có khi gặp một sự kiện nào mạnh kể lại bất ngờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyển hướng. Mặc dù vậy, trong tầng sâu của dòng hồi tưởng các sự kiện trọng đại vẫn tạo nên sự lôgic nhất định.

Vùng quê Vĩnh Linh sau chiến tranh được tác giả ghi lại: “Vĩnh Linh hòa bình bây giờ khác xưa, nhưng mỗi lần qua tôi vẫn một nỗi bâng khuâng ấy. Cuối 1975, chuyến tàu suốt Hà Nội – Sài Gòn vào ga Tiền An trên Bến Hải hơn mười cây số. Người đôi bên hàng tàu xôn xao, náo nức. (…)” [23. 564]. Hòa bình đã mang lại cho con người đất Vĩnh Linh anh hùng sự “xôn xao, náo nức”. Đó chính là âm thanh của cuộc sống hòa bình. Khoảnh khắc ấy mỗi người dân Việt Nam đều đã chờ đợi từ rất lâu. Từ đây cuộc sống của người dân Vĩnh Linh nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung bước sang một trang mới.

Thời gian lịch sử được mở rộng ra nhiều chiều ở những sự kiện và hoàn

Một phần của tài liệu CÁI NHÌN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI (Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều).pdf (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)