Khái quát về lập luận

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học.pdf (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4.Khái quát về lập luận

1.3.4.1. Khái niệm lập luận

GS. Đỗ Hữu Châu định nghĩa:“Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến việc kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà

người nói muốn đạt tới”[8,155].

Công thức của lập luận như sau:

Trong đó, p, q là luận cứ, r là kết luận

Theo định nghĩa này thì một lập luận gồm hai phần:luận cứ và kết luận.

Luận cứ được diễn đạt bằng các phát ngôn. Nội dung của nó có thể là

thông tin miêu tả, cũng có thể là một định luật hay một nguyên lý xử thế nào đó. p...q r

Kết luận là hệ quả rút ra từ những luận cứ. Kết luận của một lập luận có thể được tường minh bằng câu chữ nhưng cũng có khi hàm ẩn buộc Sp2 tự suy nghĩ.

Dưới đây là một số ví dụ về lập luận:

(19) Vì đau tay nên tôi không thi đấu cầu lông được.

(20) (Trong tình huống hai người đi mua xe đạp, một người đưa ra nhận xét): Xe ở đây rẻ nhưng cũ.

Ở ví dụ (19), (p) của lập luận là “đau tay”; (r) của lập luận là “không

thi đấu cầu lông được”. Kết luận này được thể hiện dưới dạng tường minh.

Trong ví dụ (20), toàn bộ phát ngôn “Xe … cũ” là luận cứ. Kết luận thể hiện dưới dạng hàm ẩn. Nhờ luận cứ đó, người đi cùng có thể rút ra kết luận của lập luận mà người này muốn đạt tới là “đừng mua”.

1.3.4.2. Đặc tính của quan hệ lập luận

Quan hệ lập luận có một số đặc tính sau:

+ Quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ và kết luận. Một lập luận có thể chứa một hay hơn một luận cứ. Đối với trường hợp lập luận có hơn một luận cứ, các luận cứ có thể đồng hướng lập luận cũng có thể nghịch hướng lập luận.

Luận cứ đồng hướng lập luận là tất cả các luận cứ đều hướng tới kết luận.

Ví dụ (21): Lan học giỏi, luôn kính trọng thầy cô lại hay giúp đỡ bạn bè, chắc chắn sẽ được tuyên dương.

Lập luận này có ba luận cứ đồng hướng với kết luận là:“học giỏi”,

“kính trọng thầy cô ” và “hay giúp đỡ bạn bè” .

Luận cứ nghịch hướng lập luận là một số luận cứ không hướng tới kết

luận trong toàn bộ lập luận.

Ví dụ (22): Trời mưa, nhưng hôm nay là sinh nhật cô ấy nên tôi nhất

“Trời mưa” “sinh nhật cô ấy” là hai luận cứ của lập luận. Luận cứ đầu (trời mưa) nghịch hướng với kết luận “Tôi sẽ đi sinh nhật”(vì luận cứ này không phù hợp với lẽ thường: trời mưa thì người ta thường không đi đâu). Còn luận cứ sau (sinh nhật cô ấy) đồng hướng với kết luận. Sinh nhật cô ấy nên tôi sẽ đi dự là phù hợp lẽ thường.

+ Giữa luận cứ và kết luận của lập luận có thể có kết từ để liên kết. Kết từ dùng để nối luận cứ với luận cứ hoặc luận cứ với kết luận được gọi là kết tử lập luận.

+ Hướng của cả lập luận là do luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất trong các luận cứ quyết định. Thông thường, luận cứ có hiệu lực mạnh sẽ đứng gần kết luận. Do đó, nhiều khi có sự thay đổi vị trí của luận cứ dẫn đến sự thay đổi kết luận của lập luận.

1.3.4.3.Cơ sở của lập luận

Lập luận hợp lí là lập luận mà quan hệ giữa luận cứ và kết luận được xây dựng trên những cơ sở nhất định.

- Cơ sở để xây dựng quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận là các lẽ thường. Lẽ thường là những chân lý thông thường có tình chất kinh nghiệm, xem như là được mọi người thừa nhận, nhờ chúng mà ta xây dựng được lập luận. Lẽ thường chính là câu thúc xã hội vô hình, có khi vô thức nhưng quy định chặt chẽ lời nói và cách xử sự của con người trong cuộc sống xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lẽ thường có tính chất dân tộc, địa phương và tính lịch sử. Các lẽ thường có thể được dân tộc này, địa phương này chấp nhận nhưng lại xa lạ và không được chấp nhận ở dân tộc hay địa phương khác, thậm chí trong một dân tộc, một địa phương được chấp nhận ở giai đoạn này nhưng không được chấp nhận ở giai đoạn khác.

Đỗ Hữu Châu dẫn ra một ví dụ khá tiêu biểu cho tính địa phương của lẽ thường như sau:

Đầu tháng thế mà nhà X lại giết gà.[9,192]

Lập luận này rất vô lý đối với đồng bào phía Bắc nhưng lại có lý đối với đồng bào miền Nam. Sở dĩ như vật vì các địa phương phía Bắc và phía Nam có những tập tục riêng. Người miền Bắc quan niệm đầu tháng giết vịt là xúi quẩy nên giết gà để cúng, trong khi đó các vùng phía Nam đầu tháng lại giết vịt chứ không giết gà.

- Vận dụng những lẽ thường khác nhau, người lập luận có thể dùng một luận cứ để tạo ra những kết luận khác nhau và ngược lại, dùng nhiều luận cứ khác nhau để tạo ra một kết luận.

Ví dụ: với (p) là “cái này rẻ quá” có thể dẫn tới (r) là: mua đi dựa vào lẽ thường: mua hàng nên chọn hàng rẻ mà mua; nhưng cũng có thể dẫn tới (-r)

là: đừng mua dựa vào lẽ thường: tiền nào của ấy (đồ rẻ thường có chất lượng

không cao).

Xem xét câu đố trong mối quan hệ với lập luận, có thể thấy rằng những dẫn dắt trong lời đố chính là những luận cứ để người đoán dựa vào đó tìm ra vật đố. Lý thuyết về lập luận được luận văn vận dụng để nghiên cứu đác điểm hình thức của câu đố.

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học.pdf (Trang 27 - 30)