0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tính đơn điệu của dưới vi phân

Một phần của tài liệu DƯỚI VI PHÂN CỦA HÀM LỒI VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TỐI ƯU (Trang 35 -39 )

Cho T là một toán tử đa trị trên Rn, tức là với mỗi x ∈ Rn, thì T(x) là một tập (có thể bằng rỗng). Như thường lệ ta ký hiệu tập hợp tất cả các tập con của Rn là 2Rn.

Kí hiệu miền xác định của T là

domT := {x ∈ Rn|T(x) 6= ∅}, và đồ thị của T là

G(T) := {(x, y) ∈ RnìRn |y ∈ T(x)}.

Định nghĩa 2.4. Cho T : Rn −→ 2Rn và C ⊆ domT.

Ta nói T là đơn điệu tuần hoàn trên C, nếu với mọi số nguyên dương m và mọi cặp (xi, yi) ∈ G(T), xi ∈ C (i=0,...,m) ta có:

hx1 −x0, y0i+ hx2 −x1, y1i +...+hx0 −xm, ymi 60. (2.11) Nếu (2.11) chỉ đúng với m = 1, thì ta nói T đơn điệu trên C, tức là

hy −y0, x−x0i > 0,∀x, x0 ∈ C ,∀y ∈ T(x),∀y0 ∈ T(x0).

Nếu T đơn điệu (hoặc đơn điệu tuần hoàn) trên toàn domT, thì ta nói ngắn gọn là T đơn điệu (đơn điệu tuần hoàn).

Nếu T ≡ ∂f thì T đơn điệu tuần hoàn trên dom(∂f). Thật vậy: ∀m ∈ N ,∀(xi, yi) ∈ G(∂f), xi ∈ dom(∂f) (i = 0, ...n) ta có:

36 Suy ra hy0, x1 −x0i+f(x0) 6 f(x1) hy1, x2 −x1i+f(x1) 6 f(x2) ... ... ... hym, x0 −xmi+f(xm) 6 f(x0). Cộng vế với vế của các bất đẳng thức trên, ta được:

hy0, x1 −x0i+hy1, x2 −x1i+...+ hym, x0 −xmi 6 0. Theo định nghĩa, T ≡ ∂f đơn điệu tuần hoàn trên dom(∂f).

Một câu hỏi được đặt ra là điều ngược lại có đúng không? Trả lời câu hỏi này ta có mệnh đề sau:

Mệnh đề 2.7. Giả sử S là một toán tử đa trị từRn −→ Rn.

Điều kiện cần và đủ để tồn tại một hàm lồi, đóng, chính thường f trên Rn sao cho S(x) ⊆ ∂f(x),∀x là toán tử S đơn điệu tuần hoàn.

Chứng minh. Điều kiện cần: Nếu tồn tại một hàm f lồi, đóng, chính thường trên Rn sao cho S(x) ⊆ ∂f(x),∀x thì S là toán tử đơn điệu tuần hoàn.

∀m ∈ N ,∀(xi, yi) ∈ G(S), xi ∈ domS(i = 0, ...m).

Từ (xi, yi) ∈ G(S) ⇒ yi ∈ S(xi) ⊆ ∂f(xi),(∀i = 0, ..m), do ∂f là đơn điệu tuần hoàn trên dom(∂f) nên

hy0, x1 −x0i+hy1, x2 −x1i+...+ hym, x0 −xmi 6 0. Suy ra S là đơn điệu tuần hoàn trêndomS.

Điều kiện đủ: Nếu S là toán tử đơn điệu tuần hoàn thì tồn tại một hàm f lồi, đóng, chính thường trên Rn sao cho S(x) ⊆ ∂f(x),∀x

Giả sử (x0, y0) ∈ G(S), định nghĩa hàm f bằng cách lấy f(x) := Sup{hx−xm, ymi+...+ hx1 −x0, y0i},

trong đó cận trên đúng được lấy trên tất cả các cặp (xi, yi) ∈ G(S) và các số nguyên dương m.

Ta chứng minh: f lồi, đóng, chính thường và S(x) ⊆ ∂f(x),∀x.

Do f là bao trên của một họ các hàm a-phin, nên f là một hàm lồi đóng. Do tính đơn điệu tuần hoàn của S, nên

f(x0) := Sup{hxo−xm, ymi+hxm−xm1, ym1i+...+hx1−x0, y0i} := 0, suy ra domf 6= ∅. Vậy f là chính thường.

Với bất kì cặp (x, x) ∈ G(S), ta có x ∈ S(x), ta sẽ chứng minh x ∈ ∂f(x). Muốn thế ta sẽ chứng minh rằng

∀α < f(x)vày ∈ Rn,ta cóα+hx, y−xi < f(y).

Thật vậy, do α < f(x), nên theo tính chất của cận trên đúng, sẽ tồn tại các cặp(xi, yi) ∈ G(S) và số nguyên dương m (i=1,...m) thỏa mãn

α < hx−xm, ymi+hxm−xm1, ym1i+...+hx1 −x0, y0i. Theo định nghĩa của f(y), ta được:

f(y) > hy−xm, ymi+...+hx1 −x0, y0i = hy −xm+1, ymi+hxm+1−xm, ymi+...+hx1 −x0, y0i. Thay xm+1 = x , ym = x, ta có f(y) >hy −x, xi+hx−xm, ymi+hxm−xm1, ym1i +...+hx1 −x0, y0i > hy −x, xi +α.

Điều này đúng với mọi (x, x) ∈ G(S) nên S(x) ⊂ ∂f(x),∀x.

Định nghĩa 2.5. Ta nói một toán tử T : Rn −→2Rn là đơn điệu cực đại nếu nó là đơn điệu và đồ thị của nó không phải là tập con thực sự của đồ thị của một toán tử đơn điệu nào khác.

Toán tử T được gọi là đơn điệu tuần hoàn cực đại, nếu nó là đơn điệu tuần hoàn và đồ thị của nó không phải là tập con thực sự của đồ thị của một toán tử đơn điệu tuần hoàn nào khác.

38 Ví dụ 2.4. (Toán tử đơn điệu)

Xét NC(x) := {ω| hω, y −xi 6 0, ∀y ∈ C}.

Ta chứng tỏ rằng nón pháp tuyến có tính chất đơn điệu theo nghĩa hω −ω0, x−x0i > 0 ∀x, x0 ∈ C , ∀ω ∈ NC(x), ∀ω0 ∈ NC(x0). Thật vậy: ∀x, x0 ∈ C ta có: + ω ∈ NC(x) ⇔ hω, y−xi 6 0 ∀y ∈ C. Với y = x0, ta có hω, x0−xi 6 0. + ω0 ∈ NC(x0) ⇔ hω0, y −x0i 6 0 ∀y ∈ C. Với y = x, ta có hω0, x−x0i 6 0. ⇒ hω, x0 −xi+hω0, x−x0i 6 0. ⇒ hω−ω0, x−x0i >0.

Ví dụ 2.5. (Toán tử đơn điệu) Xét ánh xạ f : R2 −→R2 x 7−→f(x) = Qx= (x2,−x1). Với x = (x1, x2), Q= 0 1 −1 0 . Với mọi x = (x1, x2), y = (y1, y2) ∈ R2 ta có: + x−y = (x1 −y1, x2 −y2). + f(x)−f(y) = (x2 −y2,−x1 + y1). Suy ra hf(x)−f(y), x −yi = (x2 −y2)(x1 −y1) + (−x1 + y1)(x2 −y2) = 0 ∀x, y ∈ R2.

Vậy f là ánh xạ đơn điệu trên R2.

Hệ quả 2.1. Mọi toán tử đơn điệu tuần hoàn cực đại trong Rn đều là dưới vi phân của một hàm lồi, đóng, chính thường trên Rn.

Chứng minh. Giả sử S là toán tử đơn điệu tuần hoàn cực đại trong Rn. Theo định nghĩa ta có :

+ S là toán tử đơn điệu tuần hoàn .

+ G(S) không là tập con thực sự của đồ thị của một toán tử đơn điệu tuần hoàn nào khác.

Do S là toán tử đơn điệu tuần hoàn nên theo mệnh đề 2.7, tồn tại một hàm lồi, đóng, chính thường f trên Rn sao cho S(x) ⊆ ∂f(x) , ∀x.

Ta có :∀(x, y) ∈ G(S) ⇒y ∈ S(x) do S(x) ⊆ ∂f(x),∀x nên y ∈ ∂f(x)

⇒(x, y) ∈ G(∂f). Vậy G(S) ⊂ G(∂f).

Do G(S) không là tập con thực sự của đồ thị của một toán tử đơn điệu tuần hoàn nào khác và∂f là toán tử đơn điệu tuần hoàn nên G(S) =G(∂f). Suy ra S ≡ ∂f.

Một phần của tài liệu DƯỚI VI PHÂN CỦA HÀM LỒI VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TỐI ƯU (Trang 35 -39 )

×