II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BDC
b- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Công ty.
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, cơ bản quyết định sự thành công trong hoạt động của các đơn vị. Nếu có những cán bộ , viên chức nhanh nhạy, trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, thì chắc chắn tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay không những Công ty BDC, mà các doanh nghiệp, đơn vị khác cũng đang khẩn trương để tự hoàn thiện mình, đặc biệt là về công nghệ. Khi áp dụng công nghệ mới, dù là lĩnh vực nào, kỹ thuật hay quản lý, từng thành viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ về các mặt, và điều này đòi hỏi tất cả phải tranh thủ học tập, nghiên cứu cả về chính trị, cả về chuyên môn, nghiệp vụ. Thế nhưng qua thực tế , một số cán bộ, kỹ sư của Công ty, nhất là người đã có tuổi, một số cán bộ phụ trách các cấp lại 38
ngại học tập, tự bằng lòng với hành trang và kinh nghiệm làm việc lâu năm thời bao cấp, chưa năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần tự giác chưa cao... Số cán bộ trẻ đã được đào tạo chính quy nhưng lại chưa có đủ bề dày kinh nghiệm, tính cẩn trọng trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong khâu chất lượng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, và phát triển nguồn nhân lực luôn là một nhiệm vụ quan trọng . Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ những năm qua còn bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục như: Các khoá đào tạo còn thiên về số lượng, hình thức, chưa chú ý đến chất lượng thực tế phục vụ cho công việc; chưa có chương trình, tài liệu, và phương pháp đào tạo chuẩn chung cho từng lĩnh vực. Đào tạo chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng đúng đối tượng cần được đào tạo, do vậy có lúc gây lãng phí kinh phí. Các đơn vị cử người đi học chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng của các khoá tập huấn nên nhiều khi không cử đúng đối tượng và vẫn tiếp tục phân công nhiệm vụ cho những người đi học, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các khoá đào tạo và kết quả học tập... Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Bám sát chính sách trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Nhà nước và của Đài Tiếng nói Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực của Công ty
- Rà soát, bổ sung sửa đổi hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động tại Công ty BDC. Cần có quy định gắn đào tạo với quy hoạch, sử dụng, đề bạt cán bộ.
- Tuyển chọn một số kỹ sư có năng lực, có kinh nghiệm đi đào tạo về các chuyên
ngành có liên quan đến vấn đề chất lượng.
- Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng cần bám sát hơn mục tiêu phát triển của Công ty trong giai đoạn tới như đã trình bày ở phần phương hướng.
- Nhanh chóng kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động bên cạnh việc đầu tư trang, thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo.
39
- Tăng cường đào tạo chuyên gia cho từng lĩnh vực phát thanh: thiết kế, thẩm định các sản phẩm mới trong lĩnh vực điện tử-viễn thông-tin học; đặc biệt là công nghệ số hoá.
- Bồi dưỡng thêm về kỹ năng kỹ thuật hiện đại ( phần mềm âm thanh, ghi âm số, khai thác mạng internet...)
- Tăng cường phối hợp giữa Công ty với các trường đào tạo , đặc biệt là hai trường nghiệp vụ của ngành tại Phủ Lý và thành phố Hồ Chí Minh .
- Để góp phần tiết kiệm ngân sách cho Công ty, trong hoạt động đào tạo, có thể phối hợp với một số đơn vị ngoài Công ty đồng tổ chức một số khoá học liên quan đến kiến thức chung như ngoại ngữ, tin học, chính trị, kỹ năng cơ bản, nâng cao...
- Bộ phận nhân sự của công ty cần xây dựng những tiêu chuẩn yêu cầu năng lực của các chức danh đối với các cán bộ quản lý và nhân viên của công ty và có kế hoạch giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đó.
Xây dựng tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực để phân ra:
Người hoàn thành nhiệm vụ được giao có thể cần hoặc không cần đào tạo thêm (cần nếu có nhu cầu đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển...);
Người có thể duy trì công việc nhưng vẫn cần được đào tạo thêm;
Người mới vào chưa có đủ kỹ năng nhất thiết phải được đào tạo về kỹ năng chuyên sâu của mình...;
Qua bảng tổng hợp có thể thấy rõ nhu cầu đào tạo từng người và qua đó lên kế hoạch đào tạo cho chính đơn vị mình .
- Để hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty mang tính dài hơi, cần ổn định nguồn kinh phí cho đào tạo thông qua củng cố các nguồn kinh phí cố định. Tạo nguồn kinh phí thông qua các hoạt động đào tạo liên kết với bên ngoài và sự đóng góp trực tiếp của những người tham gia đào tạo hoặc đơn vị cử người tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
Hoạt động về tiêu chuẩn hoá , nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Chính sách Nhà nước về lĩnh vực này đang ngày càng được hoàn thiện 40
và nhằm hướng tới mục tiêu “năng suất - chất lượng, chìa khoá của phát triển và hội nhập”, để hòa nhập với xu thế chung của nhân loại. Trong cơ chế thị trường , các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tỏ ra nhạy bén hơn đối với xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển. Trong xu thế hội nhập và đặc biệt khi Việt Nam đã thành viên của tổ chức thương mại thế giới; cùng với việc Nhà nước đang nhanh chóng thực hiện việc cắt giảm thuế quan, đẩy mạnh cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước; để có được chỗ đứng bền vững trên thương trường cũng như mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty BDC còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước. Tất cả còn phụ thuộc vào quyết tâm của Lãnh đạo và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Sản xuất sản phẩm hàng hoá là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Công ty nên Công ty đã rất chú trọng đầu tư mọi nguồn lực để hoạt động này đem lại hiệu quả cao nhất. Trong thời gian thực tập tại Công ty vừa qua em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích trong tư duy cũng như trong công việc. Qua đó đã phần nào kết hợp được giữa thực tế với kiến thức đã được học ở trường để hoàn thành đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm tại Công ty ứng dụng, phát triển phát thanh-truyền hình (BDC) “ . Với đề tài này em hy vọng sẽ đóng góp được phần nào ý kiến
của mình vào quá trình xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội và các bác, cô chú ở Công ty BDC. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc cô giáo, thạc sĩ
Nguyễn Thị Thu Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
41
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC qua các năm 2004-2006
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT Khoản mục thu chi 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Tổng doanh thu 310.844.825,13 379.230.686,66 478.589.126,56 68.385.861, 53 21,99 99.358.439,90 26,19 2 Doanh thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu 204.094.258,14 249.811.405,01 301.272.554,44 45.717.146,87 22,40 51.461.139,43 20,59 3 Doanh thu từ các hoạt động sản
xuất và dịch vụ trong nước 106.750.539,99 129.419.281,65 177.316.572,12 22.668.741,66 21,23 47.897.290,47 37,00 4 Tổng chi phí 310.131.949,65 378.327.473,42 477.433.916,84 68.195.523,77 21,98 99.106.443,42 26,19 5 Chi phí cho hoạt động xuất
nhập khẩu 203.650.829,88 249.252.651,38 300.564.613,60 45.601.821,50 22,39 51.311.962,22 20,58 6 Chi phí cho các hoạt động sản
xuất và dịch vụ trong nước 106.481.119,77 129.074.822,04 176.869.303,24 22.593.702,27 21,21 47.794.481,20 37,02 7 Tổng lợi nhuận 712.875,48 903.213,23 1.115.209,72 190.337,75 26,58 211.996,49 23,47 8 Lợi nhuận từ hoạt động xuất
nhập khẩu 443.455,26 558.753,63 707.940,85 115.298,37 25,99 149.187,22 26,70 9 Lợi nhuận từ các hoạt động sản
xuất và dịch vụ trong nước 269.420,22 344,459,60 447.268,87 75.039,38 27,85 102.809,27 29,84 10 Nộp ngân sách Nhà nước 11.667.937,13 14.141.539,80 16.814.290,83 2.473.602,67 21,19 2.672.751,03 18,90 11 Thu nhập bình quân 1.655,00 1.740,00 1.840,00 85.000,00