Nội dung, tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học về phương pháp tọa độ trong không gian – lớp 12 thpt.pdf (Trang 91 - 93)

3.2.1 Nội dung thử nghiệm

Chúng tôi sử dụng một phần câu hỏi TNKQ đã biên soạn đƣợc ở chƣơng 2 của luận văn trong các bài học theo phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là các hệ thống câu hỏi TNKQ về hệ tọa độ trong không gian, về phƣơng trình mặt cầu, phƣơng trình mặt phẳng và phƣơng trình đƣờng thẳng.

Việc đƣa hệ thống câu hỏi TNKQ vào bài giảng nhằm mục đích giúp học sinh nắm chắc kiến thức, tránh đƣợc các sai lầm thƣờng mắc phải, đồng thời cũng là để kiểm tra khả năng nắm bắt, vận dụng kiến thức, tƣ duy linh hoạt và sáng tạo của học sinh.

Sau mỗi câu hỏi thƣờng đƣa ra nhận xét, sửa chữa sai lầm của học sinh và củng cố kiến thức cho các em.

3.2.2 Tổ chức thử nghiệm * Chọn lớp thử nghiệm:

Chúng tôi chọn lớp 12A3 của trƣờng Trung học phổ thông Gang Thép – Thái Nguyên làm lớp thử nghiệm và lớp 12A4 làm lớp đối chứng. Giáo viên dạy thử nghiệm lớp 12A3 là cô giáo Lê Thị Xuân và lớp đối chứng 12A4 là thầy giáo Nguyễn Hải Hà.

89

Trong quá trình giảng dạy thử nghiệm cô Lê Thị Xuân có kết hợp với các câu hỏi TNKQ mà chúng tôi đã biên soạn đƣợc. Tùy theo mỗi bài có thể đƣa ra các câu hỏi TNKQ sau mỗi khái niệm, định lí, công thức, có phân tích những sai lầm giúp học sinh nắm chắc kiến thức và tránh đƣợc sai sót trong quá trình giải toán, đồng thời cũng là để các em đƣợc làm quen với việc trả lời các câu trắc nghiệm toán.

* Số tiết dạy thử nghiệm: 8 tiết.

Sau các tiết dạy thử nghiệm, chúng tôi cùng giáo viên dạy thử nghiệm có tham khảo ý kiến của học sinh theo mẫu trình bày dƣới đây và thống kê các ý kiến của học sinh:

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Các em vui lòng cho cô giáo các thông tin sau: Họ và tên: ……… Lớp: 12A3

STT Câu hỏi

Chọn câu trả lời (Khoanh tròn vào phƣơng án

lựa chọn)

1 Các câu hỏi TNKQ có vừa sức với các em không?

A Có

B Không 2 Việc đƣa ra các câu hỏi TNKQ trong bài học có

giúp các em nắm bài tốt hơn không?

A Có

B Không 3 Em có thích phƣơng pháp dạy học có kết hợp

câu hỏi TNKQ hay không?

A Có

B Không 4 Em có thể biên soạn đƣợc câu hỏi TNKQ tƣơng

tự đƣợc hay không?

A Có

B Không

* Cuối thời gian thử nghiệm chúng tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra 15 phút vào giờ ôn tập chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong không gian”.

90

Để soạn đề kiểm tra này chúng tôi sử dụng phần mềm MC Mix để trộn các câu, các phƣơng án cho nhau nhằm tránh trƣờng hợp học sinh có thể trao đổi bài.

Sau khi kiểm tra chúng tôi cùng giáo viên dạy toán của lớp chấm và thông báo kết quả, nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh.

* Thời gian thử nghiệm:

Thử nghiệm đƣợc tiến hành đồng thời và lồng ghép vào bài giảng theo phân phối chƣơng trình lớp 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2007 – 2008 đối với chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong không gian”.

Một phần của tài liệu Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học về phương pháp tọa độ trong không gian – lớp 12 thpt.pdf (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)