Cạnh tranh trong du lịch

Một phần của tài liệu Giá - chính sách giá trong kinh doanh lữ hành của công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ (thực trạng và giải pháp thu hút khách) (Trang 38 - 41)

2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ TÂY HỒ

2.1.4Cạnh tranh trong du lịch

2.1.4.1 Cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Việt Nam có thuân lợi hơn so với các nứơc khác trong khu vực đó là có một nền văn hoá dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, phong phú. Có những danh lam thắng cảnh độc đáo được xếp hạng di tích văn hoá thế giới như Hạ Long, Huế ... Hơn nữa, so với các nước trong khu vực Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi hơn, thời tiết khí hậu phù hợp với nhiều cây lương thực thực phẩm rau quả... phong phú.

Thế nhưng Việt Nam lại có quá nhiều bất lợi trong việc kinh doanh du lịch. Sự cạnh tranh trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt hơn trứơc, tuy nhiên cùng với sự phát triển du lịch của các nứơc trong khu vực và thế giới, ngành du lịch Việt Nam đã có những bứơc phát triển đáng khích lệ. Song có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan du lịch Việt Nam chưa phát triển ngang tầm với các nứơc trong khu vực và trên thế giới . N ếu so với 5 nước Đông Nam Á trong cùng thời điểm 1998, Việt Nam chỉ đón được khách du lịch quốc tế bằng 1/10 Philippine, 1/15 Inđônêsia và xấp xỉ 1/40 Malaysia, Thái lan hoặc Singapore.

quả quan trọng: kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định, đường lối ngoại giao đa dạng hoá đa phương hoá. Đó là một điều kiện tốt trong ngành du lịch Việt Nam phát triển. Nhịp độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm đạt 30 - 35%(1990 - 1997). Năm 1990 Việt Nam đón 250.000 khách quốc tế thì năm 1994 đã đạt trên 1 triệu khách và năm 1997 đạt hơn 1,7 triệu khách. Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 1996 đã bằng 4/5 số khách du lịch quốc tế đến Philippine, bằng 1/3 Inđônêsi và xấp xỉ bằng 1/5 số khách du lịch quốc tế đến Thái lan, Singapore. Lượng cầu trong du lịch tăng nhanh là điều đáng mừng. Nhìn lại thị trường cung du lịch Việt Nam trong những năm qua ta thấy còn một số tồn đọng. Công suất sử dụng buồng phòng tại các khách sạn liên doanh trong cả nứơc 75 - 85%, khách sạn Nhà nước xấp xỉ 50%. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm du lịch lớn nhất cả nứơc mà cũng chỉ đạt 50% công suất. Điều gì đã dẫn đến tình trạng trên?

Giá khách sạn ở Việt Nam đắt so với mặt bằng khu vực, dịch vụ chưa chu đáo. Một phòng 2 giường khách sạn Delux Sài gòn giá 190 USD, trong khi đó cũng khách sạn loại tương tự ở Viêng chăn giá 90 USD hoặc 40 USD.. Nhiều khách sạn Việt Nam trang trí chưa đẹp ít cây, không có khung cảnh thiên nhiên, khách sạn kém tính mỹ thuật, giống nhà hộp nhiều hơn là nơi nghỉ mát.

Một lý do khác cần quan tâm đó là du khách tới Việt Nam không phải ai cũng đầy đôla trong túi, họ tìm khách sạn càng rẻ càng tốt.

Lượng Việt kiều về Việt Nam hàng năm khá đông song họ không ở khách sạn mà họ về gia đình ở hoặc là tá túc bạn bè.

Hệ thống khách sạn Việt Nam không đồng đều, phải chú ý đến các tỉnh và chất lượng phục vụ phù hợp. "Không phải khách sạn là phải chém thật đắt". Hơn nữa, nhân viên khách sạn Việt Nam cần lưu ý thái độ tiếp nhận khách, nhất là qua điện thoại họ thường trả lời thiếu tế nhị nhát gừng qua loa đại khái. Đó là những lý do bất cập trong việc cạnh tranh thu hút khách so với các nứơc trong khu vực.

Thêm nữa, việc quảng cáo của du lịch Việt Nam chưa đươc tốt. Dẫn đến nếu như du khách trong khu vực và quốc tế muốn đi du lịch mà chưa biết hỏi ý kiến các trung tâm giới thiệu họ thường đưa ra các nơi khác

trong khu vực như Thái lan, Singapore... chứ không giới thiệu về Việt Nam. Hầu hết khách đến Việt Nam là do tự nguyện và tò mò.

Việt Nam có 4 mùa rau quả xanh tốt song khách thường không tin tưởng vào chất lượng và vệ sinh nên thường yêu cầu nhập ngoại. Điều đó làm cho chi phí cao hơn, ảnh hưởng đến việc giảm giá thành gây khó khăn cho cạnh tranh.

So với quốc tế và các nước trong khu vực thì việc cạnh tranh của du lịch Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn. Trong khuôn khổ luận văn này tôi chỉ sơ qua về cạnh tranh trong khu vực và quốc tế vậy thì tình hình cạnh tranh trong nứơc như thế nào.

2.1.4.2 Cạnh tranh trong nứơc.

Khỏi phải nói thì sự cạnh tranh trong nước diễn ra sôi động, đã có một thời " nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch". Nhưng những năm gần đây nhịp độ đó có phần giảm sút. Trứơc năm 1992 khách sạn và lữ hành còn ít quan tâm đến nhau. Lữ hành chưa thực sự phát triển. Khi Nhà nước mở cửa kinh tế thì ngành du lịch hoạt động một cách sôi động, các khách sạn mọc nên như nấm: liên doanh, tư nhân và cả Nhà nước không còn thiếu khách sạn, các chủ khách sạn không bắt tay hợp tác các hãng lữ hành nữa mà mối quan hệ ấy ngày càng chặt chẽ hơn. Liên tục hơn 6 năm qua, ngành du lịch đã đạt mức tăng trưởng 30 - 40%. Sự lớn mạnh về tổ chức và những thành tựu đã đạt được của toàn ngành du lịch có phần đóng góp đáng kể của các đơn vị lữ hành. Từ tuyên truyền, quảng bá tiếp thị, tạo tour, tuyến đến xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ quản lý và đội ngũ hướng dẫn viên, các đơn vị lữ hành đã bươn trải trong cơ chế mới để thu hút ngày càng nhiều khách. Hiện nay, toàn ngành có 78 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (LHQT) và 254 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (LHNĐ). Nhìn chung du lịch là một ngành trong nền kinh tế chung của nước ta còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tình hình cạnh tranh của các hãng lữ hành này gay gắt và lộn xộn. Có nhiều tổ chức và cá nhân không có giấy phép vẫn kinh doanh LHQT, các hãng LHNĐ được thành lập chủ yếu để kinh doanh phục vụ khách nội địa, song trên thực tế nhiều hãng đã "nhảy vào" thị trường lữ hành quốc tế. Một số hãng LHQT yếu kém, không thực hiện đúng các qui định, qui chế quản lý

lữ hành... Biết rằng trong cơ chế thị trường là phải có cạnh tranh song nên cạnh tranh một cách lành mạnh, còn có tình trạng tư nhân trong nước kết hợp với tổ chức cá nhân nước ngoài núp bóng kinh doanh LHQT trái phép, lậu thuế với nhiều biểu hiện khác nhau như: văn phòng đại diện...

Hy vọng rằng hiểu rõ tình hình cạnh tranh trên thì ngành du lịch Việt Nam có thể vươn lên bắt kịp trình độ kinh doanh khách sạn và lữ hành trong khu vực và quốc tế, bơỉ hiện nay Việt Nam vẫn được coi là địa điểm thu hút khách bốn phương.

Một phần của tài liệu Giá - chính sách giá trong kinh doanh lữ hành của công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ (thực trạng và giải pháp thu hút khách) (Trang 38 - 41)