Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn Nhà hát Thăng Long (Trang 57 - 59)

Thị trường du lịch Châu Âu đã ở mức bão hoà. Theo dự báo thì thế kỷ XXI du khách sẽ dần chuyển đến vùng châu Á - Thái Bình Dương. Nơi này sẽ trở thành trung tâm du lịch của thế giới.

Việt Nam lại nằm trong khu vực trung tâm Đông Nam Á. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và thuận lợi cho việc phát triển. Du lịch lại được nhân lên bởi yếu tố nhân văn giàu bản sắc dân tộc, trải qua hơn 4000 năm văn hiến. Thời gian qua ngành du lịch Việt Nam phát triển với một bước đáng kể, có môi trường thuận lợi về kinh tế - chính trị - xã hội.

Trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một nước có nền du lịch phát triển trong khu vực. Du lịch Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Việt Nam đã gia nhập WTO đưa đến cho nền kinh tế Việt Nam nói chúng và đặc biệt là mang đến cho du lịch Việt Nam những cơ hội vô cùng to lớn nhưng cũng mang đến cho du lịch Việt Nam những thách thức không nhỏ:

*Cơ hội

Khi Việt Nam gia nhập WTO thì hình ảnh của Việt Nam được quảng bá trên thị trường các nước nhiều hơn trước. Sự giao lưu hợp tác với các hãng hành không, các công ty lữ hành, khách sạn,…Thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Tạo diều kiện cho du lịch Việt Nam nâng cao được chất lượng phục vụ và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Cùng với sự nỗ lực của ngành khách sạn - du lịch, cùng với việc tuyên truyền và quảng bá của ngành du lịch Việt Nam, khách sạn đã và đang xúc tiến các công việc maketting để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm khách sạn - du lịch. Với đời sống người dân ngày càng được nâng cao hơn, nhu cầu về vui chơi, giải trí, đi du lịch tăng lên thì khách sạn sẽ là nơi thu hút được lượng khách lớn trong tương lai.

• Nguy cơ

Khi Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng gặp muôn ngàn khó khăn khi phải cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn, các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Với sự cạnh tranh gay gắt của khối khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn Hà Nội, khách sạn Nhà hát Thăng Long phải thực sự chuyển mình theo sự năng dộng của cơ chế trị trường. Trong những năm tới Khách sạn Nhà hát Thăng Long đang có xu hướng cổ phần hóa nhằm huy động thêm nguồn lực và tạo sự năng động nhạy bén hơn…

Khách sạn phải khai thác nguồn khách hàng hợp lý như khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của khách sạn, tạo nhiều sản phẩm mới, chất lượng để khách du lịch đến tiêu nhiều hơn sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn Nhà hát Thăng Long (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w