0
Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NTT (Trang 43 -46 )

- HĐQT: Bao gồm những người có số vốn góp cao trong công ty, số thành viên trong HĐQT thấp nhất là 11 người, trong công ty NTT số thành viên là 15 người HĐQT có

3. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

3.1 Công tác tuyển dụng

- Theo như số liệu ở bảng 2.1 về tình hình lao động của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT, ta thấy số lượng lao động ở bộ phận lữ hành của công ty năm 2006 là 26 người tăng

lên 5 người tương đương 23,8% so với năm 2005. Bên cạnh đó số lượng lao động ở chi nhánh Côn Minh năm 2006 cũng tăng lên 5 người so với năm 2005. Sự tăng lên này là do ảnh hưởng của việcViệt Nam đã tổ chức thành công hai hội nghị lớn, vì vậy mà người nước ngoài biết đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, vì trong thời gian này một nước láng giềng với Việt Nam là Thái Lan, là một nước trước đây thu hút được lượng khách du lịch lớn nhất Đông nam á, lúc đó đang phải chịu thảm hoạ sang thần vì vậy mà nhiều nguồn khách đã chọn Việt Nam làm điểm đến. Đặc biệt là khách Trung Quốc một thị trường mục tiêu của công ty trong những năm vừa qua. Chính vì vậy lượng khách đã tăng lên mức đáng kể, do đó đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên. Do vậy công ty đã có một số chính sách để tăng năng suất công việc và mở rộng Công ty đúng thời điểm. Chính vì điều đó từ cuối năm 2005 Công ty đã liên tiếp có những đợt tuyển thêm nhân viên, nhất là những người được đào tạo bài bản càng được ưu tiên lựa chọn. Đây là cách để cho một Công ty có thể nhanh chóng trưởng thành khi có được cơ hội thích hợp và đó cũng là cách làm phổ biến đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần tập đoàn NTT.

Bước sang năm 2007 và những năm tới với mục tiêu chú trọng thị trường nội địa, duy trì thị trường khách Trung Quốc và mở rộng thị trường các nước sang khu vực thì với đội ngũ lao động như hiện nay của công ty không thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng lao động. Do vậy ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT cần có những chính sách cụ thể hơn nữa để tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách ở các thị trường mục tiêu của công ty. Công ty cần đặc biệt chú trọng đến đội ngũ lao động làm hướng dẫn viên. Vì hướng dẫn viên là người đại diện cho công ty du lịch thực hiện hợp đồng đã ký với khách du lịch. Đội ngũ hướng dẫn viên phải là những người giỏi chuyên môn và ngoại ngữ.

3.2 Công tác bố trí và sử dụng lao động

Hiện nay, tổng số lao động trực tiếp của toàn công ty là 207 người. Trong đó có 187 người là nữ chiếm 90,3%, còn nam là 70 người chiếm 33,8%. Tỷ lệ nữ chiếm phần lớn trong tổng số lao động trực tiếp của toàn Công ty. Số lượng lao động nữ này có thể phù hợp với ngành kinh doanh khách sạn. Nhưng nó chưa phù hợp trong ngành kinh doanh lữ hành. Vì như chúng ta đều biết trong kinh doanh lữ hành tỉ lệ lao động nam là chiếm đa số vì trong kinh doanh lữ hành bộ phận chiếm số lao động lớn nhất là hướng dẫn viên. Đây là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với khách và chịu sức ép rất lớn của công việc. Đôi khi hướng dẫn viên phải là người đưa ra những quyết định nhanh và quyết đoán với những tình huống phát sinh trong chuyến hành trình du lịch. Ngoài ra, hướng dẫn viên còn là người có sức khỏe. Do đặc thù của nghề hướng dẫn viên nên đa phần lao động trong nghề là nam giới. Do vậy để sử

dụng hiệu quả nguồn lao động của công ty trong thời gian tới thì ban lãnh đạo của công ty cần có những điều chỉnh tỷ lệ lao động nam giới cho phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc, ngoài ra công ty cần có chính sách hợp lý và rõ ràng cho từng bộ phận để tránh tình trạng công việc trồng chéo làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của công ty.

3.3 Công tác đào tạo và phát triển lao động.

Trong năm 2006 tổng số lao động có trình độ Đại học của toàn công ty là 85 người chiếm tỷ lệ 33,07% lao động của công ty trong đó có 55 người tương đương với 21,4% là lao động có trình độ đại học được đào tạo đúng nghề. Đây là một con số quá nhỏ so với một công ty có quy mô lớn như Công ty cổ phần tập đoàn NTT. Trong những năm tới khi mà khách du lịch tăng nhanh, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều thì đội ngũ lao động của công ty cần được nâng cao về chất lượng và số lượng. Công ty cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Vì hiện nay, các cán bộ thuộc bộ phận lữ hành của công ty đều có ngoại ngữ nhưng hầu hết chỉ biết một thứ tiếng. Điều này làm hạn chế phần nào khả năng giao tiếp với khách du lịch nhất là trong tình hình hiện nay khi mà thị trường mục tiêu của Công ty được mở rộng sang các nước trong khu vực và lân cận thì ngoại ngữ là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NTT 1. Thực trạng và dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực tới năm 2007-2010 1. Thực trạng và dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực tới năm 2007-2010

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, nhu cầu về nhân lực cho du lịch sẽ rất lớn, năm 2010 nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành du lịch ước tính lên tới 333.400 người và tỉ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%. Số lượng lao động trong các nghiệp vụ lễ tân, HDV, nhân viên bàn bar buồng chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 308.100 người và số lao động gián tiếp khoảng 300.000 người, trong đó chỉ có khoảng 25% được đào tạo về du lịch. Vào năm 2007, số lượng lao động trực tiếp có thể tăng lên tới 280.000 người, tức là tăng thêm 70.000 người. Với những con số này cho ta thấy một nhu cầu đào tạo cho số người tăng thêm và đào tạo lại cho số người đang làm việc trong du lịch là rất lớn nhằm chuẩn hóa lực lượng lao động và đào tạo những người có chuyên môn thực thụ.

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu nhân lực

Đơn vị: Người

Dự báo nhu cầu nhân lực Phân theo trình độ đào tạo

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

Trên đại học 482 966 2804

Đại hoc, cao đẳng 29844 45818 71570

Trung cấp 35966 49276 75716

Sơ cấp và huấn luyện ngán hạn 167804 239336 354112 Phân theo ngành nghề kinh doanh

Khách sạn, nhà hàng 115050 168632 240070

Lữ hành, vận chuyển du lịch 31036 45869 63672

Dịch vụ khác 88010 118276 199370

(Nguồn: Báo lao động 18/04/2007)

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NTT (Trang 43 -46 )

×