• Khí thải lò hơi có chứa các tác nhân ô nhiễm như bụi, SOx, CO, NO2, THC…. • Mùi hôi sinh ra từ khâu ó sợi nhựa, hấp cao su, trộn hoá chất, từ quá trình phân
hủy chất thải rắn hữu cơ, từ hệ thống xử lý nước thải.
• Khí thải của các phương tiện giao thông có chứa Bụi, SOx, CO, NO2, THC ….
3.5.1.3. Tiếng ồn:
Tiếng ồn trong khu vực sản xuất phát sinh chủ yếu từ các máy dệt, máy cán, máy cắt, quạt, môt tơ,….. Thông thường, độ ồn từ các thiết bị này khá cao và phát
sinh liên tục. Tuy nhiên do các thiết bị này được cách ly ở các khu vực riêng biệt cho nên độ ồn chung sinh ra tại nhà máy không lớn, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động 90dBA (Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp – Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT–10/10/2002). Tuy nhiên, trong thực tế việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn ồn từ 80dBA trở lên sẽ gây ức chế thần kinh trung ương, gây trạng thái mệt mỏi khó chịu và làm giảm năng suất lao động, dễ dẫn đến tai nạn lao động. Do vậy, các biện pháp chống ồn và trang bị bảo hộ lao động chống ồn cho người công nhân trong khu vực sản xuất sẽ được doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định của Nhà nước.
3.5.1.4. Nhiệt:
Nguồn ô nhiễm nhiệt là từ các khu vực gia nhiệt nhựa tạo sợi và khu vực khuôn ép cao su. Nhiệt độ trong xưởng sản xuất cũng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh, mật độ công nhân và kết cấu của nhà xưởng. Ngoài ra, các yếu tố như tốc độ gió cũng là một trong các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới nhiệt độ trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, tốc độ gió còn phụ thuộc nhiều vào cấu trúc nhà xưởng và điều kiện thông gió.
Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng nhiệt độ tăng cao trong các xưởng sản xuất, Công ty sẽ thường xuyên quan tâm đến các biện pháp làm mát cục bộ (quạt công nghiệp).