Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 41)

- Bố trí thí nghiệm trình diễn: + Mỗi giống gieo 1 lần nhắc lại

3.2.Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ

và vụ đông năm 2007

Sinh trƣởng và phát triển là 2 quá trình có quan hệ mật thiết không tách rời nhau, đan xen lẫn nhau trong một chu kỳ sống của sinh vật.

Sinh trƣởng, theo Sabinin là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới), thƣờng dẫn tới tăng kích thƣớc của cây.

Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình.

37

Quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây ngô đƣợc chia thành 2 giai đoạn: Sinh trƣởng sinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực (Nguyễn Đức Lƣơng, Dƣơng Văn Sơn, Lƣơng Văn Hinh, 2000) [6].

Sinh trƣởng sinh dƣỡng - Vegetative (V): Đây là giai đoạn sinh trƣởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve) và kết thúc là giai đoạn trỗ cờ (Vt).

Giai đoạn sinh trƣởng sinh thực - Reproductive (R): Đƣợc tính từ khi phun râu đến khi ngô chín sinh lý. Giai đoạn này thƣờng gắn liền với sự phát triển hạt ngô - Từ lúc hình thành hạt đến khi chín sinh lý.

Theo dõi quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây ngô để làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý. Kết quả theo dõi thời gian sinh trƣởng ở các giai đoạn của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ đông năm 2007 đƣợc thể hiện qua bảng 3.2.

Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 59 – 62 ngày ở vụ xuân và 48 – 54 ngày ở vụ đông. Trong đó giống NL-4 trỗ cờ sớm nhất (59 ngày ở vụ xuân tƣơng đƣơng đối chứng, 48 ngày ở vụ đông sớm hơn đối chứng) và giống NL-8 trỗ cờ muộn nhất (62 ngày ở vụ xuân và 54 ngày ở vụ đông).

Thời gian tung phấn – phun râu là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất của cây ngô. Giai đoạn này yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, ánh sáng...rất nghiêm ngặt. Nếu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình thụ phấn thụ tinh của hạt phấn. Sau khi bông cờ tung phấn thì bắp ngô bắt đầu phun râu, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu càng ngắn thì càng tốt cho quá trình hình thành hạt. Các giống thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phun râu biến động từ 63 – 66 ngày ở vụ xuân và 51 – 58 ngày ở vụ đông. Giống NL-4, LSB4

38

phun râu sớm nhất (63 ngày ở vụ xuân và tƣơng đƣơng giống đối chứng, 51 ngày ở vụ đông sớm hơn giống đối chứng VN2); các giống NL-8, MX10 phun râu muộn nhất (65 – 66 ngày ở vụ xuân, 56 – 58 ngày ở vụ đông).

Khoảng cách tung phấn- phun râu của các giống thí nghiệm biến động từ 1-3 ngày. Trong thí nghiệm giống NL-2, NL-8 có khoảng cách này ngắn nhất (1 ngày) ở vụ xuân và giống LSB-4 ở vụ đông. Các giống còn lại có khoảng cách tung phấn- phun râu từ 2 đến 3 ngày. Trong đó giống MX10, NL-8 có khoảng cách này dài nhất

Thời gian từ gieo đến chín sữa của các giống biến động từ 86 – 91 ngày ở vụ xuân và 82 – 89 ngày ở vụ đông. Trong đó giống LSB4 chín sữa sớm nhất (86 ngày ở vụ xuân, 82 ngày ở vụ đông và đều chín sớm hơn giống đối chứng VN2). Giống NL-8 là giống chín sữa muộn nhất (91 ngày ở vụ xuân, 89 ngày ở vụ đông). Các giống còn lại có thời gian tƣơng đƣơng đối chứng.

Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 95 đến 103 ngày ở vụ xuân trong đó giống NL-4 và LSB4 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất (95 ngày), sớm hơn đối chứng VN2 (98 ngày), giống NL- 8 có thời gian sinh trƣởng dài nhất (103 ngày), tiếp đến là giống NL-2, NL6 (101 ngày), các giống còn lại có thời gian sinh trƣởng tƣơng đƣơng đối chứng.

Vụ đông năm 2007 cuối vụ nhiệt độ xuống thấp từ 14,7-16,60

C (cuối tháng 11, đầu tháng 12), do vậy thời gian sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm kéo dài hơn và biến động từ 99 – 109 ngày. Trong đó, giống NL-4 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất (99 ngày), sớm hơn đối chứng (VN2 103 ngày) và giống NL-8 có thời gian sinh trƣởng dài nhất (109 ngày). Với thời gian sinh trƣởng nhƣ trên các giống ngô thí nghiệm thuộc nhóm chín sớm.

39

Bảng 3.2 : Các giai đoạn sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ đông 2007

Đơn vị: Ngày

TT Tên giống

Từ gieo đến các giai đoạn

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sữa Chín sinh lý (TGST) X07 Đ07 X07 Đ07 X07 Đ07 X07 Đ07 X07 Đ07 1 VN2 (đ/c) 59,0 50,0 61,0 52,0 63,0 54,0 88,0 84,0 98 103 2 MX10 61,0 52,0 64,0 53,0 66,0 56,0 88,0 84,0 98 104 3 NL-1 60,0 50,0 62,0 52,0 62,0 54,0 88,0 86,0 98 105 4 NL-2 59,0 52,0 62,0 53,0 63,0 54,0 89,0 83,0 101 103 5 NL-4 59,0 48,0 61,0 49,0 63,0 51,0 86,0 83,0 95 99 6 NL-6 60,0 51,0 62,0 53,0 64,0 55,0 89,0 86,0 101 106 7 NL-7 59,0 50,0 61,0 52,0 63,0 54,0 88,0 86,0 98 105 8 NL-8 62,0 54,0 64,0 55,0 65,0 58,0 91,0 89,0 103 109 9 LSB-4 59,0 49,0 62,0 50,0 63,0 51,0 86,0 82,0 95 100 Trung bình 59,8 50,6 61,9 52,1 63,8 54,1 88,1 84,8 98,6 103,8

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 41)