- Kết hợp với kết quả đánh giá của nông dân, chúng tôi tiến hành tính năng suất thực thu của giống TX 2003 tại 2 điểm xây dựng mô hình trình diễn
3.4. XÁC ĐỊNH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC VỚ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ CÓ TRIỂN VỌNG TX- 2003
Các chỉ tiêu nông học có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất của cây. Các chỉ tiêu nông học tương quan chặt với năng suất sẽ là cơ sở và nền tảng trong quá trình chọn tạo giống và được các nhà khoa học quan tâm và chú trọng.
Chính vì vậy, chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các tính trạng như: thời gian sinh trưởng , cao cây , cao đóng bắp , số lá/cây, LAI, dài bắp, đường kính bắp, hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt với năng suất. Số liệu được xử lý theo chương trình Microsoft Excel version 5.0, kết quả được trình bày trong bảng 3.13:
Qua bảng 3.13 cho thấy mối tương quan giữa các tính trạng nghiên cứu là khác nhau. Kết quả chỉ ra thời gian sinh trưởng tương quan thuận chặt với số lá (r = 0,76) ở mức tin cậy 99%, cao đóng bắp (r = 0,46), dài bắp (r = 0,44) có mức tin cậy 95% ở vụ Thu Đông, và với đường kính bắp, hạt trên hàng, M1000 hạt và NSLT có mức tin cậy 99 % ở vụ Xuân. Tương quan giữa thời gian sinh trưởng với năng suất có hệ số dương với mức độ khác nhau: vụ thu đông có r = 0,56 tương quan chặt với mức tin cậy 95%, vụ Xuân hệ số tương quan r = 0,38, chưa đủ mức tin cậy.
Chiều cao cây là chỉ tiêu tương quan thuận, chặt với năng suất với mức tin cậy 99% (r = 0,91 – Thu Đông; r = 0,86 – Xuân). Ở cây ngô chiều cao cây phụ
thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh , nếu chiều cao cây vượt quá ngưỡng giới hạn nhất định thì chính chiều cao cây sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết (gẫy, đổ...), ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn, thụ tinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 64
Chỉ tiêu Thtrời vụ ồng TGST Cao cây Cao đ .bắp Số lá LAI bDài ắp bĐK ắp hàng/ bắp hàng Hạt/ M 1000 hạt NSLT NSTT TGST Thu đông 07 1 Xuân 08 1
Cao cây Thu đông 07 - 0,85 1
Xuân 08 -0,14 1
Cao đ.bắpThu đông 07 0,46* - 0,86 Xuân 08 -0,81 0,69** 1 1
Số lá Thu đông 07 0,76** -0,3 Xuân 08 0,38 0,87** 0,24 -0,23 1 1 LAI Thu đông 07 -0,11 0,62* -0,93 0,56* 1 Xuân 08 0,14 0,96** 0,47* 0,97* * 1 Dài bắp Thu đông 07 0,44* 0,1 -0,59 0,92* * 0,84* * 1 Xuân 08 -0,07 0,99** 0,64* 0,9** 0,98* * 1 ĐK bắp Thu đông 07 0,24 0,3 -0,75 0,82** 0,94* * 0,98* * 1 Xuân 08 0,96** 0,16 -0,6 0,63* 0,42 0.22 1
Hạt/bắp Thu đông 07 - 0,87 1** Xuân 08 -0,85 -0,33 0,59* 0,07 0,28 1 0,73** 0,57* -0,2 0,91* * 0,78* * 0,63* 0,9** 1 Hạt/hàng Thu đông 07 - 0,72 0,98** -0,95 -0,09 0,77* * 0,31 0,5* 0,97* * 1 Xuân 08 -0,07 0,99** 0,65* 0,9** 0,98* * 1** 0,22 0,62* 1 M1000 hạt Thu đông 07 - 0,29 0,75** -0,98 0,4 0,98* * 0,73* * 0,86* * 0,73* * 0,87* * 1 Xuân 08 0,95** 0,17 -0,59 0,64* 0,44* 0,24 1* 0,91* * 0,24 1 NSLT Thu đông 07 - 0,68 0,96** -0,97 -0,03 0,81* * 0,39 0,55* 0,95* * 0,99* * 0,9** 1 Xuân 08 0,84* 0,68* 0,95* 0,99* 0,96*
r 0,05 = 0,444; r 0,01 = 0,679; n = 13; * biểu thị ở mức có ý nghĩa tin cậy 0,05; ** mức có ý nghĩa tin cậy 0,01 Ghi chú: ĐK bắp- đường kính bắp; M1000 hạt - khối lượng 1000 hạt; LAI - chỉ số diện tích lá;
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu, (1999) [12], tương quan giữa cao cây với năng suất là tương quan rất chặt như: r = 0,799 (giống ngắn ngày , vụ Đông 1995), r = 0,740 (giống dài ngày, vụ Đông 1995), Kiều Xuân Đàm (2002) [5] cũng cho thấy: tương quan giữa cao cây với năng suất là tương quan thuận, khá chặt
Nghiên cứu tương quan giữa số lá với năng suất chúng tôi thấy: Mối tương quan này thể hiện theo chiều thuận, với mức độ khác nhau ở các thời vụ, tương quan không chặt ở vụ Thu Đông (r = 0,12) và rất chặt ở mức tin cậy 99% tại vụ Xuân (r =1 ).
Diện tích lá và LAI là một thành phần cơ bản của yếu tố nguồn
(Tanaka, 1965) và Tsunoda , (1965) [trích dẫn Kiều Xuân Đàm, 2002] [5]. Khác với các giống ngô thụ phấn tự do , các giống ngô lai giữa các dòng thuần có năng suất kinh tế p hụ thuộc vào năng suất sinh học , LAI và hiệu suất quang hợp. Sự tương quan giữa LAI với năng suất kinh tế của các giống ngô lai được thể hiện rất rõ với r = 0,575 (Bùi Mạnh Cường,1994) [3]. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh lý ruộng ngô năng suất cao Đào Thế Tuấn và cộng sự , (1978)[25] đã xác định LAI là đặc điểm sinh lý quan trọng nhất đối với năng suất kinh tế và cho rằng bằng các biện pháp canh tác và di truyền để tăng LAI sẽ dẫn tới tăng năng suất kinh tế.
Qua kết quả nghiên cứu tương quan giữa chỉ số diện tích lá với năng suất của các giống thí nghiệm cho thấy: tương quan giữa chỉ số diện tích lá với năng suất là tương quan thuận, rất chặt ở mức tin cậy 99% r = 0,89 (Thu Đông 2007) và r = 0,97 (Xuân 2008).
Số hàng/bắp là chỉ tiêu do giống quyết định, ngoài ra tỷ lệ số hạt/hàng còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Mối tương quan giữa số hàng/bắp với năng suất phụ thuộc nhiều vào giống và mùa vụ.
Tương quan giữa số hàng/bắp với năng suất là tương quan thuận, chặt ở mức tin cậy 99% ở vụ Thu Đông (r = 0,89) và vụ Xuân (r = 0,91). Điều đó chứng tỏ số hàng trên bắp ảnh hưởng đến NSTT do giống quyết định .
Trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tính chống hạn của cây ngô nhiệt đới thông qua năng suất và một số đặc tính phù hợp Edmeades và ctv (1997) tìm thấy mối tương quan rất chặt giữa năng suất trong điều kiện hạn với số số hạt/hàng (R2 = 0,71). Từ đó các tác giả cho rằng để cải tạo năng suất và tính ổn định năng suất trong điều kiện khô hạn thì chọn lọc năng suất kết hợp với số hạt trên hàng sẽ cho kết quả tốt hơn và nhanh hơn. Nhận định này cũng được các nhà khoa học khác thống nhất (Vasal và ctv, 1997), (Banziger và Lafitte, 1997) (Trích theo Nguyễn Thị Lưu, 1999) [12].
Kết quả nghiên cứu tương quan giữa số hạt trên hàng với năng suất vụ Thu Đông 2007 và Xuân 2008 cho thấy: đây là mối tương quan thuận, rất chặt r = 0,98 (Thu Đông 2007) và r = 0,89 (Xuân 2008). Số hạt/hàng tăng thì năng suất cũng tăng, vì vậy để tăng số hạt trên hàng có thể chọn những giống có chiều dài bắp lớn, khoảng cách giữa thời gian tung phấn và phun râu nhỏ, trồng trong điều kiện thời tiết thích hợp để tăng khả năng kết hạt.
Số liệu kết quả bảng 3.13 cho ta thấy: Khối lượng 1000 hạt cao thì năng suất hạt cũng sẽ tăng. Tương quan giữa khối lượng 1000 hạt với NSTT của các giống tham gia thí nghiệm là tương quan thuận và rất chặt ở mức tin cậy 99%, r = 0,95 (Thu Đông 2007) và tương quan thuận, chặt r = 0,65 (vụ Xuân 2008). Kết quả này phù hợp với một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Mai Xuân Triệu 1998 [19], Kiều Xuân Đàm,2002 [5]. Trong sản xuất để tăng khối lượng 1000 hạt bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo giống có khối lượng 1000 hạt lớn cần xác định thời vụ gieo trồng hợp lý để tăng quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt.
Tóm lại qua thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ xuân 2008 chúng tôi nhận thấy: Các chỉ tiêu nông học có mối tương quan với năng suất ở mức độ khác nhau tuỳ vào thời vụ, riêng chỉ tiêu chiều cao cây, LAI, dài bắp, đường kính bắp, hàng trên bắp, hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận, rất chặt ở mức tin cậy 95% và 99% ở cả hai vụ. Chính vì vậy trong quá trình chọn tạo giống cần chú trọng đến các chỉ tiêu trên nhằm nâng cao được năng suất của cây ngô.