Bảng 16: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện”. pdf (Trang 95 - 98)

trình hàng tồn kho:

Phương hướng hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là công việc quan trọng trong bước lập kế hoạch kiểm toán, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên hạn chế được rủi ro kiểm soát, tiết kiệm chi phí kiểm toán nhất là đối với chu trình có tính trọng yếu và phức tạp như hàng tồn kho.

Hiện nay việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm toán của CIMEICO chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên, bằng việc kiểm toán viên đặt ra các câu hỏi cho các nhân viên cũng như Ban giám đốc công ty khách hàng, trên cơ sở các câu trả lời nhận được, kiểm toán viên sẽ đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Tuy nhiên không phải trong bất cứ lĩnh vực gì kiểm toán viên cũng có kinh nghiệm và có thể không nêu lên được câu hỏi mang tính đặc thù cho khách hàng đó. Việc đánh giá dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên có thể đưa ra những kết luận thiếu chính xác về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trong bước này kiểm toán viên nên sử dụng lưu đồ hay bảng câu hỏi theo từng dấu hiệu của kiểm soát nội bộ để nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng một hoạt động kiểm soát nào đó. Hệ thống câu hỏi bên cạnh những câu hỏi đóng (tức là câu hỏi đưa ra hai cách trả lời “Có” hoặc “Không”) cần phải mở rộng sử dụng thêm những câu hỏi mở, cho phép kiểm toán viên linh động hơn trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống này.

Bảng 16: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Câu hỏi Có Không Ghi chú

1. Hệ thống chứng từ gốc sử dụng trong công tác quản lý HTK có đầy đủ không?

sử dụng hợp lý không?

3. Có sự phân công phân nhiệm riêng biệt giữa người phụ trách ghi chép nghiệp vụ nhập xuất kho với kế toán thanh toán hay thủ kho không?

4. Có phòng riêng biệt thực hiện chức năng mua hàng hoặc người độc lập giám sát công việc mua hàng không?

5. Có phòng kiểm định chất lượng hàng mua, những quy định về việc kiểm nhận hàng mua và ghi chép vào Biên bản kiểm nghiệm không?

6. Phiếu xuất kho có được lập trên cơ sở các phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hay đơn đặt hàng được phê duyệt đầy đủ không?

7. Đơn vị có thực hiện lập kế hoạch sản xuất?

8. Sản phẩm sản xuất ra có qua khâu kiểm định chất lượng sản phẩm không?

9. Có thực hiện kiểm kê HTK theo đúng quy định hay không?

10. Có trường hợp mang HTK đi thế chấp để vay vốn hay không?

11. Địa điểm bảo quản và lưu trữ HTK có an toàn và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật không?

12. Có thực hiện phân loại những chu trình HTK chậm luân chuyển, lỗi thời, hư hỏng không?

13. Khách hàng đã xác định dự phòng giảm giá HTK chưa?

14. Việc xác định giá trị HTK có nhất quán với các năm trước không?

15. Có tính giá thành chi tiết cho từng loại thành phẩm không?

Hoàn thiện việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:

Công ty CIMEICO mới chỉ thực hiện đán giá mức trọng yếu kế hoạch cho tổng thể trên Báo cáo tài chính chứ không phân bổ mức trọng yếu đó cho từng chu trình cụ thể, Công ty cần xem xét lại vấn đề này và xây dựng tỷ lệ trọng yếu phân bổ cho từng chu trình tuỳ theo tính chất của từng chu trình. Đồng thời CIMEICO nên xây dựng một bảng đánh giá mức rủi ro (cao, trung bình, thấp).

Bảng 17: Bảng các mức đánh giá rủi ro của CIMEICO:

Mức sai phạm đối với chu trình hàng tồn kho < 10% mức trọng yếu kế hoạch 10%- 15% mức trọng yếu kế hoạch >= 15% mức trọng yếu kế hoạch

Mức rủi ro Thấp Trung bình Cao

Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán:

CIMEICO VN cần thực hiện việc thiết kế các trắc nghiệm kiểm toán cụ thể trên cơ sở chương trình kiểm toán đã được xây dựng sẵn cho từng chu trình. Việc thiết kế chương trình kiểm toán được thực hiện đầy đủ sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán theo một kế hoạch, lịch trình cụ thể đồng thời giúp Ban giám đốc công ty kiểm soát và nâng cao chất lượng công tác kiểm toán.

Xây dựng phương pháp chọn mẫu kiểm toán:

Hiện nay có một số công ty kiểm toán đã tiến hành xây dựng các phần mềm chuyên ngành để chọn mẫu kiểm toán. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính sẽ giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt các sai sót trong quá trình chọn mẫu. Cách này có ưu điểm là mang tính xác suất cao đồng thời giúp cho việc vi tính hoá công tác kiểm toán, việc tính toán của kiểm toán viên cũng chính xác hơn, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên cũng cần phải kết hợp cả kinh nghiệm đánh giá của kiểm toán viên đối với mẫu chọn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hoàn thiện thủ tục phân tích:

Thủ tục phân tích là một trong những phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao, cho phép kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời phản ánh được mối liên hệ bản chất giữa các số dư của các chu trình trên Báo cáo tài chính. Từ đó kiểm toán viên xác định được trọng tâm công việc. Tuy nhiên, trong thực tế tại CIMEICO, các kiểm toán viên chỉ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ở

mức độ cơ bản (so sánh biến động tuyệt đối của hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ …); thủ tục phân tích chưa được tách ra thành bước riêng biệt.

Trong thời gian tới, kiểm toán viên sẽ lưu ý sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất (phân tích xu hướng) là những công cụ phân tích mạnh. Có thể kể ra những chỉ tiêu phân tích dọc như:

Bảng 18: Các chỉ tiêu phân tích dọc hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện”. pdf (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)