thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành: tăng số lượng công trình thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý để tránh tình trạng tồn vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Với các chi phí chung cần phân bổ thì phải căn cứ vào dạng chi phí, đặc điểm của chúng mà lựa chọn phương thức phân bổ đảm bảo tính hợp lý nhất.
Trước khi ghi số tổng cộng của chi phí dịch vụ mua ngoai, chi phí bằng tiền khác để hạch toán vào giá thành thì kế tóan lập bảng tổng hợp chi phí này, làm cơ sở ghi các sổ liên quan.
Bảng 2-28:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ MUA NGOÀI VÀ CHI PHÍ KHÁC BẰNG TIỀN
Công trình: Nhà máy ESSE. Tháng: 09/2009
STT Tên loại chi phí Số tiền
1 Chi phí Điện ….
2 Chi phí Nước ……
…. ………
Tổng …………
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. ty.
* Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm. Xác định đúngđắn, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán hạch toán chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. Xuất phát từ những đặc điểm của ngành xây dựng là quá trình thi công lâu dài, phức tạp, do đặc điểm của ngành sản xuất xây dựng là đơn chiếc, cố định và cũng để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và kế toán, đối tượng tập hợp chi phi sản xuất xây lắp ở công ty Việt Nam Mới cũng như các công ty xây dựng khác là công trình, HMCT, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành …tuỳ theo các điều kiện cụ thể.
Mặt khác cũng chính vì sản phẩm của công ty là đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành của công ty cũng là các công trình, hạng mục công trình.
Cho đến hiện tại thì ở công ty cổ phần thương mại và xây dựng Việt Nam Mới, việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành không có gì là sai lệch so với các yêu cầu kế toán chung của ngành. Điều này đã tạo thuận lợi cho công tác tổ chức quản lý và theo dõi quá trình xây dựng tại các công trình, hạng mục công trình.
* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình:
Nhìn chung phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty là khá hoàn chỉnh so với yêu cầu của các văn bản pháp luật. Tuy nhiên công ty cần chú ý tới phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bởi chính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ có vai trò quan trọng trong xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua các khoản thuế phải nộp. Với nhiều công trình, công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (SPDDCK) bằng việc cộng dồn số dư các khoản mục chi phí trong kỳ. Điều này làm sẽ gây ra sự mất cân đối giữa các kỳ kế toán khi mà chi phí và doanh thu không có sự phù hợp (nguyên tắc phù hợp trong kế toán). Và việc đánh giá SPDDCK theo điểm dừng kỹ thuật sẽ hạn chế được điều đó.
Cũng cần chú ý tới một số chi phí bên ngoài, chi phí không hóa đơn chứng từ, chi phí không hợp lệ, chi phí vượt quá tiêu chuẩn quy định của nhà nước sẽ không được hạch
toán vào khoản mục chi phí hợp lệ khi tiến hành khấu trừ thuế với cơ quan nhà nước. Để tránh mắc phải các sai sót này thì sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ phận kế toán cần xem xét lại các chứgn từ cần thiết có liên quan làm cơ sở ghi sổ, nếu không có đầy đủ thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, có thể có khả năng gian lận của người làm phát sinh nghiệp vụ.
* Tài khoản và hệ thống sổ kế toán:
Hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất tính giá thành đã được công ty mở khá đầy đủ và chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên có thể thấy rằng nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình hạng mục công trình chưa được kế toán chi tiết, bộ phận kế toán nên chi tiết tài khoản này để tiện theo dõi,quản lý. VD: 1521- cát, 1522 gạch,…. Tương ứng với nó sẽ là TK 6211- chi phí cát, 6222- Chi phí nguyên vật liệu gạch,….
Hệ thống sổ kế toán chi tiết của công ty đã được lập khá đầy đủ so với yêu cầu quản lý. Công ty cũng đã tự thiết kế và lập được một số mẫu sổ kế toán chi tiết để đáp ứng yêu cầu thực tế. Sổ kế toán chi tiết này giúp quản lý tốt hơn, nhưng vẫn còn một số mẫu sổ không phù hợp, một số sổ kế tóan chi tiết nên có thì công ty lại chưa có. Ví dụ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Theo đề xuất của em thì công ty nên lập sổ này để tiện cho việc theo dõi.
Bảng 2-29:
Đơn vị: Công ty CPTM và XD Việt Nam Mới
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
STT Ghi có TK Ghi nợ TK
Tài khoản 334-Phải trả CNV Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác
Lương Phụ cấp Khoản khác Cộng Có 334 Kinh phí CĐ(3382) Bảo hiểm XH(3383) Bảo hiểm y tế(3384) Cộng Có 338 Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 01 TK 622 145.000 0 0 145.000 - - - - 02 TK 623 ….. 0 0 ….. - - - - 03 TK 627 30.000 0 0 30.000 …… …… ……. …… 04 TK 641 .. .. 05 TK 642 … 06 TK 334 - - - - …… ……. ……. ……. 07 TK 811 CỘNG …. …… ….. ….. Hà Nội,Ngày 30 tháng 09 năm 20009.
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Chứng từ và luân chuyển chứng từ ở công ty còn một số hạn chế : địa bàn hoạt động của công ty rộng và phân tán, nên việc tập hợp chứng từ kế toán có khi còn bị chậm. Do vậy, việc xử lý thông tin đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, chứng từ về chậm dẫn đến việc tập hợp CPSX, việc kê khai thuế đầu vào gặp khó khăn. Dễ dẫn đến nhầm lẫn nhất là vào kỳ tiến độ thi công gấp rút, thi công nhiều công trình với lượng thi công tương đối lớn. Để khắc phục tình trạng này, kế toán cần đôn đốc các đội tập hợp chứng từ kịp thời về phòng kế toán bằng các quy định mốc thời gian cụ thể (tối thiểu là 05 ngày, tối đa là 10 ngày). Đồng thời cần đưa ra các quy định cụ thể về quá trình luân chuyển chứng từ và phổ biến tới toàn thể cán bộ nhân viên kế toán, thực hiện đúng như quy định để đạt hiệu quả tốt nhất cho công tác quản lý.
KẾT LUẬN
Hiện nay để công ty có thể tồn tại và phát triển khi mà trên thị trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước, thì có một cách tốt nhất là công ty phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp để hạ giá thành sản phẩm, ở đây đó là các sản phẩm
đặc biệt, sản phẩm riêng có của ngành xây dựng. Một khi giá thành hợp lý, người tiêu dùng chấp nhận được thì cơ hội mở rộng của công ty là rất lớn. Tuy nhiên, hạ giá không có nghĩa là hạ thấp chất lượng các công trình xuống dưới mức cho phép, quên đi an toàn và thẩm mỹ của người tiêu dùng. Chính vì vậy việc tìm được giải pháp hợp lý cho vấn đề giá thành là vô cùng quan trọng và phức tạp. Và vấn đề đặt ra trước mắt là các giải pháp về tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán trong việc tập hợp chi phí sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình.
Xuất phát từ điều đó em đã chọn đề tài tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty với hy vọng đóng góp một phần vào công tác kế toán chi phí tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập không dài bài viết mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính cơ bản nhất, cũng như mới chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo giúp em hoàn thành bài chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang cùng các thầy cô trong khoa kế toán và toàn thể các anh chị của phòng kế toán công ty Việt Nam Mới đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Kế Toán Tài Chính doanh nghiệp- Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
- Tạp chí kế toán.
- Giáo trình kinh tế xây dựng- Nhà xuất bản đại học xây dựng.
- Các báo cáo thực tập của khóa trước.
MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY. ... 3
1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty. ... 3
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm. ... 7
1.3. Quản lý chi phí sản xuất. ... 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY. ... 13
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty. ... 13
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ... 13
2.1.1.1 Nội dung. ... 13
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng. ... 15
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết. ... 17
1.1.1.4.Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp. ... 27
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. ... 30
2.1.2.1. Nội dung. ... 30
2.1.2.2.Tài khoản sử dụng . ... 31
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết. ... 32
2.1.2.4.Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp. ... 38
2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. ... 41
2.1.3.1.Nội dung. ... 41
2.1.3.2. Tài khoản. ... 42
2.1.3.3.Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết. ... 43
2.1.3.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp . ... 47
2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. ... 50
2.1.4.1. Nội dung ... 50
2.1.4.2. Tài khoản. ... 50
2.14.3. Quy trình kế toán ghi sổ chi tiết. ... 51
2.1.4.4.Quy trình ghi sổ kế toán kế toán tổng hợp. ... 53
2.1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. ... 57
2.1.5.1.Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang . ... 57
2.1.5.2.Tổng hợp chi phí sản xuất. ... 57
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp tại công ty. ... 60
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành. ... 60
2.2.2. Quy trình tính giá thành. ... 60
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. ... 63
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phương hướng hoàn thiện. ... 63
3.1.1. Ưu điểm. ... 63
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện. ... 67
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. ... 69
KẾT LUẬN ... 73