V. LĂNG MẠC CỬU 1 Lịch sử dòng họ Mạc:
VIII.HỆ SINH THÁI NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG VIII.1 Giới thiệu chung
VIII.1 Giới thiệu chung
− Khu hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang- Việt Nam sang Kampot - Campuchia. Chúng phân bổ riêng lẻ dọc biển và đồng bằng, cách xa các khu hệ núi đá vôi khác từ 300 đến 1.000
km. Tuy vậy, núi đá vôi Kiên Giang lại mang đặc tính sinh học hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
− Trên thế giới, núi đá vôi chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất liền. 1/4 dân số thế giới sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm ngọt có nguồn gốc đá vôi. Một thay đổi dù rất nhỏ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi nhạy cảm này
VIII.3 Nguồn gốc hình thành:
− Đá vôi Kiên Giang được hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển, như: san hô, vỏ sò, rong, vi sinh vật... Các kiến tạo địa chất đã nâng đẩy chúng lên khỏi mặt nước, hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc. Do cấu tạo chủ yếu bằng calcite (carbonat canxi) nên các khối đá vôi rất dễ bị xói mòn. Vì vậy, sau hàng vạn năm, mưa gió đã kiến tạo núi đá vôi Kiên Giang thành những kiệt tác thiên nhiên kỳ thú: vách núi lô nhô những ngọn thạch đao chỉ thẳng lên trời, những hang động với hình dáng độc đáo, thạch nhũ...
− Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các hang động trong khu hệ núi đá vôi của Kiên Giang đã được con người sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Phù Nam được tìm thấy tại các núi đá vôi ở Konpong Trach (Kampot, Campuchia).
VIII.3 Sự đa dạng của hệ sinh thái núi đá vôi
− Hệ thống núi đá vôi Kiên Giang chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với hệ thống núi đá vôi của cả nước nhưng được đánh giá đa dạng sinh học bậc nhất thế giới. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm được nhiều loài động thực vật đặc hữu và loài mới bổ sung cho danh mục của thế giới.
− Ban đầu, nhiều nhà khoa học cho rằng núi đá vôi ở khu vực Kiên Giang phân bố rời rạc và cách xa nhau nên sự đa dạng sinh học không cao. Tuy nhiên, càng nghiên cứu, các nhà khoa học càng bị cuốn hút bởi những mới lạ và sự đa dạng của quần thể sinh học nơi đây. Tính đến nay, có thể thống kê thành các nhóm trọng tâm như: thực vật trên cạn, hang động, nhóm nhuyễn thể, nhóm linh trưởng, nhóm thú nhỏ và nhóm có tỷ lệ rất cao là động vật không xương sống.
− Đầm Hà Tiên và Hòn Chông, Kiên Lương (Kiên Giang) là vùng đất khá đa dạng về sinh cảnh, bao gồm rừng ngập mặn, vùng đầm lầy nước lợ, đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm, rừng trên núi... với diện tích lên đến khoảng 200.000ha.
− Trong đó, quần xã năn xoắn và đồng cỏ tự nhiên phân bổ trên diện tích rộng chừng 1.300ha tại khu vực Hòn Chông, xã Bình An, Kiên Lương chứa đựng những sinh cảnh đồng cỏ gắn liền với hệ sinh thái núi đá vôi và rừng ngập mặn.
− Khu hệ núi đá vôi tại Kiên Giang còn có giá trị cao về đa dạng sinh học và tính đặc hữu không nơi nào có. Khu vực này xứng đáng được đầu tư nghiên cứu kỹ hơn và quy hoạch lại để có được một vị trí quan trọng trong lòng khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang.
- Một loài thực vật mới, gọi là Thu Hải Đường (Begonia bataiensis Kiew) vừa được tìm thấy tại vùng núi đá vôi của huyện Kiên Lương (Kiên Giang).
- Viện sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với Công ty Xi măng HOLCIM vừa phát hiện một loài thực vật mới có tên khoa học là Begonia bataiensis Kiew, hay còn gọi là Thu Hải Đường tại vùng núi đá vôi của huyện Kiên Lương (Kiên Giang).
- Loài thực vật mới này mọc chủ yếu trong khe đá có môi trường ẩm và nơi có bóng mát trên núi đá vôi, chiều cao so với mặt biển từ 10-50 mét.
− Theo số liệu thống kê ban đầu, khu hệ núi đá vôi Kiên Giang có 17 loài thú được ghi nhận, thuộc 10 họ. Trong đó, 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam; 3 loài có tên trong sách đỏ của thế giới- IUCN 2006. Đặc biệt, Voọc bạc phát hiện tại đây được đưa vào nhóm “cực kỳ đe dọa”. Ở Việt Nam, loài này chỉ được ghi nhận tại 7 nơi. Ngoài ra, các nhà khoa học còn ghi nhận được 77 loài chim; trong đó, có 2 loài được xem là bị đe dọa ở cấp độ quốc gia.
− Khu hệ động vật vùng núi đá vôi Đông Á thường chứa đựng một lượng lớn các loài đặc hữu. Vùng núi đá vôi ở Kiên Giang có những loài mới, chưa được ghi nhận ở bất cứ nơi đâu. Đến thời điểm này, các nhà khoa học chuyên sâu về sinh học núi đá vôi đã có thể khẳng định rằng vùng núi đá vôi Kiên Giang là “điểm nóng” có tính đa dạng cao nhất trên thế giới về khu hệ động vật trong hang động...
− Trong 60 loài bọ nhảy (Collembola), có 3 loài đặc hữu cho vùng núi đá vôi này, 24 loài có thể là loài mới cho khoa học và là loài đặc hữu, 15 loài đang còn trong quá trình phân tích và có nhiều khả năng nằm trong nhóm đặc hữu. Loài bọ thuộc Chi Eustra gồm nhiều loài cực hiếm trong vùng Đông Nam Á, sống trong hang động, cũng được tìm thấy tại đây. Đặc biệt là loài Lepidosinella sp., bọ đuôi bật springtail - được tìm thấy trên các chùm rễ cây phía bắc Bãi Voi- có thể là một trong những loài có đời sống thích nghi nhất với hang động tại vùng núi đá vôi Hòn Chông.
− Chính sự cô lập về địa lý và bị bao bọc bởi môi trường bất lợi cho sự sống (biển, rừng ngập mặn...) của khu hệ núi đá vôi Kiên Giang đã hình thành nên những dạng sống “ốc đảo” với những loài phân bố hẹp đến rất hẹp. Vì thế, ở nơi này, tỷ lệ động thực vật đặc hữu và loài mới là rất cao. Loài Thu Hải Đường (Begonia Bataiensis Kiew) đã được công bố là mới cho khoa học và là đặc hữu của vùng.
VIII.4 Giá trị của hệ sinh thái núi đá vôi
− Một số khu núi đá vôi cung cấp độ phì nhiêu cao cho đất trồng trọt. Các khu vực hang động là sinh cảnh của nhóm chim yến cung cấp yến sào. Nhiều nơi khai thác núi đá vôi để làm xi măng.
− Nguồn lợi lớn nhất từ núi đá vôi là khai thác du lịch bền vững. Nhiều cảnh quan núi đá vôi trên thế giới trở thành biểu tượng hoặc được công nhận là thắng cảnh hay di sản thế giới, như: Hòn Phụ Tử (Kiên Giang), Hạ Long (Quảnh Ninh), Non Nước (Đà Nẵng), Phong Nha (Quảng Bình), Vườn quốc gia Port Campbel (Úc), quần thể hang động thờ Phật tại Pak Ou (Lào)...
− Nếu trước kia đến Kiên Lương- Hà Tiên, du khách có thể tham quan các di tích, danh thắng nổi tiếng Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Thạch Động..., thì nay nơi đây sẽ là điểm tham quan du lịch sinh thái với khu hệ động thực vật đặc hữu và duy nhất trên thế giới
VIII.5 Vấn đề sếu đầu đỏ tại hệ sinh thái núi đá vôi Kiên Lương
− Đây được xem là vùng đất ngập nước nguyên thủy quí giá duy nhất còn sót lại ở ĐBSCL. Các cuộc quan trắc gần đây của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), Hội Sếu quốc tế cho thấy: khu vực Hòn Chông (Kiên Lương) là nơi đàn sếu đầu đỏ về trú ngụ đông nhất khu vực châu Á, với hơn 50% tổng số cá thể sinh sống vào mùa khô. Không chỉ có sếu mà khu vực này còn nhiều loại chim quí hiếm khác về trú ngụ như: ô tác, cò quắm cánh xanh, đại bàng đen... (hình 2.10)
− Những năm gần đây, nhất là từ năm 2001-2003, sếu đầu đỏ về đồng Kiên Lương (Kiên Giang) ngày càng đông, từ 200-300 con, có thời điểm lên đến 400 con. Thế nhưng hiện sếu đầu đỏ về rất ít, chỉ còn 100-150 con và chỉ ở được vài ngày rồi bay đi. Một bản báo cáo của Hội Sếu quốc tế cho biết: số lượng sếu đầu đỏ đang giảm đi một cách đáng báo động. Tại Kiên Giang, thời điểm tháng 3-2001 là 348 con, tháng 3-2002 là 377 con, tháng 3-2003 là 258 con, tháng 3-2004 là 150 con và hiện nay chỉ đếm được trên dưới 200 con. Chúng chỉ về ngủ đêm, còn ban ngày lại bay đi kiếm ăn nơi khác. Dự báo sếu sẽ không về Hòn Chông khi vùng đầm ngập nước ở đây không còn nữa.
− Nguyên nhân theo các nhà khoa học, do cánh đồng cỏ năn (thức ăn của sếu) rộng lớn thuộc vùng Kiên Lương đã bị thu hẹp. Hiện vùng đồng cỏ này đều đã có chủ và tốc độ chuyển đổi sang nuôi tôm diễn ra ồ ạt đã làm xáo trộn nghiêm trọng môi trường sống của sếu đầu đỏ.
− Theo các nhà khoa học, muốn bảo vệ và giữ chân đàn sếu, trước hết phải giữ được vùng đất ngập nước đầm Hà Tiên, Hòn Chông, Kiên Lương với diện tích 200.000ha. Trong đó, khu vực cần bảo vệ cấp bách
nhất hiện nay có diện tích 1.300ha, thuộc khu vực Hòn Chông (Kiên Lương). Đây là một trong hai dự án: “Bảo vệ sếu đầu đỏ và đồng cỏ kết hợp du lịch vùng Hòn Chông” và “Bảo tồn đồng cỏ bàng kết hợp phát triển thủ công mỹ nghệ” đã được các nhà khoa học thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Cần Thơ, một số viện nghiên cứu trong nước, nhà tài trợ như công ty tài chính quốc tế... đề xuất. (hình 2.11- đồng cỏ bị phá để nuôi tôm)