Ảnh hƣởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trƣởng về chiều cao của Lim xẹt tái sinh tự nhiên:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái sinh trưởng phát triển của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Trang 62 - 69)

b) Cơ cấu lao động theo các ngành:

4.5. Ảnh hƣởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trƣởng về chiều cao của Lim xẹt tái sinh tự nhiên:

cao của Lim xẹt tái sinh tự nhiên:

Trong sinh thái rừng và sinh thái học nói chung người ta coi sinh vật là sản phẩm của hoàn cảnh. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng phụ thuộc vào đặc điểm của hoàn cảnh. Vì vậy, để tác động vào hoàn cảnh rừng nhằm làm thay đổi điều kiện hoàn cảnh là một trong những con đường ngắn nhất để nâng cao năng suất, chất lượng của cây rừng nói chung cũng như chất lượng tái sinh của cây rừng nói riêng. Tuy nhiên, những biến đổi của điều kiện hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật. Do đó, để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng có hiệu quả thì chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố hoàn cảnh, xem chúng có những ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, chất lượng của cây rừng.

Việc nghiên cứu mối quan hệ tác động của các yếu tố hoàn cảnh đến chất lượng tái sinh của cây Lim xẹt là một nhiệm vụ rất quan trọng vì nó là cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng của rừng, cũng như đảm bảo tỷ lệ thành rừng cao đối với rừng trồng loài cây Lim xẹt.

Các yếu tố hoàn cảnh bao gồm rất nhiều nhân tố, nhưng trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nhân tố là: ảnh hưởng của địa hình, ảnh hưởng của độ tàn che, ảnh hưởng của đất đai, ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi.

4.5.1. Ảnh hưởng của địa hình:

Địa hình có liên quan chặt chẽ tới thổ nhưỡng, điều kiện tiểu khí hậu, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố nguồn năng lượng mặt trời, tạo nên các hướng phơi khác nhau, chế độ gió, mưa, nắng và nhiệt độ khác nhau, tạo nên chế độ thoát nước khác nhau, quyết định đến quá trình hình thành đất. Tuy địa hình không phải là nhân tố sinh thái, nhưng lại có tác dụng phân bố lại nhân tố sinh thái trong không gian, sự thay đổi của địa hình, nhất là độ cao so với mặt nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rất rõ đến tiểu khí hậu và quá trình hình thành đất. Đặc biệt là ở những nơi có địa hình cao dốc, nước thấm ít, độ ẩm đất thấp, nước chảy bề mặt nhiều, tốc độ dòng chảy lớn dẫn đến đất bị xói mòn , rửa trôi…. ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Từ kết quả điều tra số lượng và chất lượng của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên theo hướng dốc tây nam cho thấy: Ở độ cao 156m, độ dốc 160

có 60cây (trong đó có 26,45% tốt -61,93% trung bình-11,62%xấu); ở độ cao 250m, độ dốc 180

có 40 cây (trong đó có 25,13% tốt -56,80% trung bình -18,07% xấu); ở độ cao 300m, độ dốc 210

có 27 cây (trong đó có 22,98%tốt -50,25% trung bình -26,77% xấu). Như vậy số lượng và chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên giảm dần theo độ cao và độ dốc của địa hình.

Tuy nhiên, độ cao so với mặt nước biển (giới hạn từ 156-300m) tại khu vực nghiên cứu vẫn chưa ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và chất lượng cây tái

sinh vì sự biến đổi của các yếu tố khí hậu theo độ cao là chưa rõ, chúng vẫn nằm trong giới hạn thích hợp với sinh trưởng- phát triển của Lim xẹt. Riêng độ dốc của địa hình cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát tán của hạt giống, cây mẹ thường bị lệch tán theo hướng dốc tây nam, do cây mẹ nhận được nhiều ánh sáng nên số lượng và chất lượng quả tốt hơn, số lượng cây con phân bố ở phía tây nam và đông nam là chủ yếu, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến có sự khác nhau về chất lượng cây tái sinh. Ngoài ra độ dốc cao cũng làm cho hạt giống bị thất thoát nhiều do không tiếp xúc được đất… Vì vậy, trạng thái rừng Ic nơi có độ dốc 160

số lượng và chất lượng của cây con tái sinh xuất hiện đều, nhiều và tốt hơn so với 2 khu vực trên.

Sự phân bố số cây khác nhau giữa 3 khu vực trên còn có một nguyên nhân nữa đó là, trước năm 2002 khu vực phân khu phục hồi sinh thái nằm ngoài diện tích của rừng cấm Tam Đảo nên rừng ở đây đã bị phá hoại nhiều, những cây gỗ có giá trị kinh tế đã bị khai thác kiệt và chỉ để lại những cây cong queo, sâu bệnh, kém giá trị … đến nay tầng cây con tái sinh có triển vọng đã sinh trưởng và phát triển thành rừng nhưng số lượng của cây giống phân bố khác nhau nên khả năng gieo giống cũng khác nhau. Mặt khác độ tàn che của rừng, tầng cây bụi thảm tươi, … cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên.

4.5.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao:

Ánh sáng là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng ảnh hưỏng trực tiếp đến đời sống của cây trồng như: Sự hình thành lá, cành, kích thước, hình dạng thân cây, ảnh hưởng đến sự tỉa thưa cành, tỉa thưa tự nhiên, sự phát triển của cây bụi thảm tươi, sự phân hóa thảm mục, sự tăng trưởng và tăng số lượng gỗ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống thông qua việc thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất… Đúng như Bêch sơ nhà lâm sinh học người Đức đã từng nói:''Ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà nhà lâm sinh học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi về kinh tế''.

Vì vậy, độ tàn che của rừng là yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật thông qua tác động đến hoàn cảnh chiếu sáng dưới tán rừng. Để phân tích ảnh hưởng của độ tàn che đến số lượng của cây Lim xẹt tái sinh ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và độ tàn che tầng cây cao, kết quả được trình bày ở bảng 4.21

Bảng 4.21. Số cây ở các cấp chiều cao theo từng độ tàn che

K V Độ tàn che Tổng số (cây)

Số lượng cây Lim xẹt tái sinh phân theo từng cấp chiều cao (cm)

< 100 101-200 201-300 301-400 <500

1 0,45 40 15 11 7 4 3

2 0,53 27 10 9 4 2 2

3 0,37 60 0 0 13 25 22

Nhìn vào bảng 4.21, tôi thấy số lượng cây Lim xẹt tái sinh ở các độ tàn che là không giống nhau. Ở độ tàn che 0,45 có 40 cây, ở độ tàn che 0,53 có 27 cây, ở độ tàn che 0,37 có 60 cây. Riêng ở khu vực 1 và 2, số cây Lim xẹt tái sinh có triển vọng lại giảm dần theo từng cấp chiều cao. Ở độ tàn che 0,37 chỉ xuất hiện những cây Lim xẹt tái sinh có triển vọng với chiều cao lớn hơn 200cm, còn ở độ tàn che từ 0,45 đến 0,53 xuất hiện ở tất cả các cấp chiều cao và được thể hiện rõ nhất qua hình vẽ 4.3

0 5 10 15 20 25 30 <100 101-200 201-300 301-400 <500 0.37 0.45 0.53

Chiều cao cây tái sinh (cm) Số cây

Hình 4.3: Biểu đồ số cây ở độ tàn che khác nhau theo các cấp chiều cao

Điều đó chứng tỏ rằng, cây tái sinh nhỏ phân bố nhiều hơn ở những nơi có độ tàn che cao (0,45-0,53) và cây tái sinh có chiều cao càng lớn phân bố ở độ tàn che càng thấp (0,37), sự phân số cây theo từng độ tàn che này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của V.A.A.lecxcếp,1973; ông cho rằng: "Khi tuổi lớp cây tái sinh tăng lên thì nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng theo. Các loài cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng lớn hơn, tái sinh của các loài cây này sẽ chết ở điều kiện ánh sáng 10-20% ở tuổi nhỏ hơn (dưới 2 tuổi) và 25-30% ở tuổi lớn hơn (5-10 tuổi)". Như vậy độ tàn che có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng của cây Lim xẹt tái sinh. Đây là một trong những đặc điểm cần thiết để đề ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng, tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là trong quá trình thực hiện các giải pháp xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng.

4.5.3.Ảnh hưởng của đất đai:

Trong cùng một điều kiện nhất định, đất có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, thậm chí còn quyết định đến sự phân bố và sinh tồn của một loài cây. Mỗi loài cây trồng đều có phạm vi thích hợp và thích ứng với một số loại đất đai nhất định, trên đất thích hợp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tuổi thọ, sức đề kháng với thiên tai và sâu bệnh hại, sản lượng và chất lượng sản phẩm đều cao… Đúng như kinh nghiệm dân giân đã từng nói: "Đất nào cây nấy".

Để phân tích ảnh hưởng của đất đai đến số lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã phân tích mẫu đất và đạt được kết quả sau:

Ở khu vực 1, nồng độ PH (4,01-4,31), hàm lượng NH4 +

(3,14 - 0,91mg/100g), P2O5 (0,56-0,08mg/100g), K2O (12,33-5,16mg/100g), hàm lượng mùn đạt (4,24-1,5%) có số cây Lim xẹt tái sinh là 40 cây.

Ở khu vực 2, nồng độ PH (4,24 -4,62), hàm lượng NH4 +

(2,53 - 0,96mg/100g), P2O5 (0,41-0,04mg/100g), K2O (11,24-3,25mg/100g),hàm lượng mùn đạt (3,86-1,97%) có số cây Lim xẹt tái sinh là 27 cây.

Ở khu vực 3, nồng độ PH (3,95-4,26), hàm lượng NH4 +

(1,93 - 0,2mg/100g), P2O5 (0,27-0,01mg/100g),K2O (10,16-1,35mg/100g),hàm lượng mùn đạt (2,78-0,11%) có số cây Lim xẹt tái sinh là 60 cây.

Như vậy, số lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng mùn, nồng độ PH và các chất hữu cơ trong đất. Cụ thể là ở khu vực 1 và 2 số lượng cây Lim xẹt tái sinh đều ít hơn so với khu vực 3 (60cây), mặc dù khu vực 3 đất chua, nghèo dinh dưỡng và có tầng mùn mỏng hơn. Sự phân bố khác nhau giữa các cây này chủ yếu là do số lượng của cây giống phân bố khác nhau nên khả năng gieo giống cũng khác nhau. Mặt khác độ tàn che của rừng, tầng cây bụi thảm tươi, … cũng ảnh hưởng đến số lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên.

Số lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi nhân tố đất đai. Nguyên nhân là do đất dưới tán rừng tự nhiên nơi có Lim xẹt phân bố đều là đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên nhiều loại đá như phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất ít đá nổi, đá lẫn, phân bố ở độ cao từ 156-300m, độ dốc từ 16-210, hướng dốc theo phía Tây- Nam. Vì vậy sự biến đổi của các yếu tố khí hậu, đất đai, thảm thực vật… là chưa rõ, chúng vẫn nằm trong giới hạn thích hợp với sinh trưởng- phát triển của Lim xẹt.

4.5.4. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi và dây leo:

Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng của quần xã rừng, chúng tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi lá rụng và hoạt động của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Đồng thời, có tác dụng, ngăn cản dòng chảy, cải tạo đất và giữ ẩm cho đất. Ngược lại, cây bụi thảm tươi nếu mật độ quá dày, có chiều cao cao hơn tầng cây tái sinh thì chúng lại là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh.

Dây leo có đặc tính sinh thái là ưa sáng. Ngoài một số loài dây leo có giá trị kinh tế làm dược liệu, còn lại phần lớn đều gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng, nhất là cây non tái sinh. Cụ thể như sau:

Ở khu vực 1 điển hình là OTC số 6, mật độ cây bụi thảm tươi, dây leo khá dày đặc chiếm 47,5% với chiều cao trung bình là 0,87m. Số cây con tái sinh là 60cây/125m2 trong đó có 21 cây tốt đạt 35%, 32 cây trung bình đạt 53,33% và 7 cây xấu đạt 11,67%.

Ở khu vực 2 điển hình là OTC số 5, mật độ cây bụi thảm tươi, dây leo cũng khá dày đặc chiếm 40,5% với chiều cao trung bình là 0,63m. Số cây con tái sinh là 67cây/125m2 trong đó có 24 cây tốt đạt 35,82%, 32 cây trung bình đạt 47,76% và 11 cây xấu đạt 16,42%.

Riêng khu vực 3, do cây tái sinh đã vượt qua lớp cây bụi thảm tươi (h>1m) và có triển vọng tham gia vào tổ thành tầng cây cao nên chúng ít chịu ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi so với 2 khu vực trên.

Qua kết quả quan sát, tôi thấy ở cấp chất lượng xấu phần lớn cây non tái sinh bị dây leo cuốn quanh thân, lá nên cây thân cây thường bị cong queo, lá không xanh đậm như các cây khác cùng loài, thậm chí có cây còn bị sâu bệnh gây hại. Những cây có cấp chất lượng tốt chủ yếu đều đã vượt qua tầng cây bụi thảm tươi. Điều đó chứng tỏ, cây bụi thảm tươi đã cạnh tranh nước, ánh sáng,chất dinh dưỡng khoáng với cây tái sinh nói chung và cây non Lim xẹt nói riêng, đồng thời chúng còn là vật nối đế các loài sâu bệnh hại gây bệnh.

Mặt khác, số lượng loài cây tái sinh dưới lớp cây bụi thảm tươi rất nhiều có ODB có tới 11- 12 loài cây khác nhau nhưng số lượng cây tái sinh của 1 loài lại rất ít như Re bầu, Trâm trai, Lim xẹt, … chỉ có 1 cây/25m2

. Chứng tỏ cây bụi, thảm tươi dày đặc làm ảnh hưởng khả năng nảy mầm và tiếp xúc đất của hạt giống.

Tóm lại, cây bụi thảm tươi có mật độ dày đặc, chiều cao lớn hơn tầng cây tái sinh không những ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến mật độ và tỷ lệ cây

thời tiết nóng ẩm hạt giống có thể bị thối) mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây tái sinh như cạnh tranh nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng khoáng … làm cho cây tái sinh còi cọc, cong queo, sức đề kháng sâu bệnh hại kém, cây sinh trưởng chậm …, thậm chí chúng còn gây ra hiện tượng cháy rừng về mùa khô nhất là những loài cây lá có chứa dầu... Do đó trong quá trình nuôi dưỡng cần luồng phát cây bụi thảm tươi ở những nơi có nhiều cây con tái sinh có triển vọng nhằm hoàn trả lại không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái sinh trưởng phát triển của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)