Chương trình thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng cho thu nhập trên 40 triệu đồng/ha/ năm của huyện Điện Biên (Điện Biên) trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, khẳng định có thể mở
rộng diện tích thâm canh tăng vụ đạt giá trị cao trên cánh đồng Mường Thanh trong những năm tiếp theo.
Cơ cấu giống, năng suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở huyện Điên Biên năm 2007
Cơ cấu các Giống
Các chỉ tiêu Diện tích (%) Tổng diện tích trồng lúa Năng suất (tạ/ha)
Hiệu quả kinh tế (triện đồng)
Lúa thuần 40
Trung bình lúa thuần
HT1 20 45 - 55
Tẻ thơm 10 40 - 50
25 - 30 triệu đồng
Bắc thơm 7 10 50 - 50
Các Giống lúa lai 50 Trung bình lúa lai
Nghi Hương 2308 10 40 - 45
Nhị ưu 838 30 60 - 65
30 - 35 triệu đồng
IR64 10 55 - 65
Các Giống nếp thơm 10 Trung bình nếp thơm
Nếp Tan 7 20 - 25
20 - 35 triệu đồng Nếp Cán bộ
3 18- 22
Nếp Quạ Đen 20 - 22
(Nguồn:Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Điện Biên)
Diện tích gieo trồng vùng lòng chảo của huyện đạt 100% kế hoạch, trong đó 50% diện tích giống lúa chất lượng cao năng suất bình quân trên 47tạ/ha. Theo các tài liệu thống kê, có nhiều giống lúa đang được canh tác tại huyện Điện Biên, bao gồm các giống lúa lai có nguồn gốc từ Trung Quốc, giống lúa thơm mới du nhập, lúa thơm địa phương và các giống tẻ đã được du nhập cách đây trên 10 năm. Trong nhóm gạo thường, có tiếng là gạo IR64
(thường được tiếp cận thị trường bằng cái tên gạo 64 Điện Biên). Giống lúa IR64 được đưa vào giới thiệu trồng đại trà với ưu thế năng suất cao, chất lượng gạo ổn định. Nhóm gạo thơm nổi tiếng là loại gạo bắc thơm số 7, HT1 (thường gọi là tẻ thơm và tám thơm). Ba giống lúa này đều mới du nhập trong những năm gần đây.
Các giống lúa thơm có ưu thế thích nghi cao với đất có tính a xít và các tiểu vùng khí hậu ở Điện Biên, chất lượng gạo cao với đặc trưng dẻo, thơm, ngọt; năng suất cao, từ 6 - 7 tấn/ha. Tuy vậy, khả năng chống chọi với sâu bệnh của các giống lúa thơm thấp, nhưng chi phí đầu tư thấp, năng suất tương đối ổn định (45- 60 tạ/ha). Trong thực tế huyện Điện Biên đạt tới 940 ha, sản lượng từ 145 đến 148tạ/ha/năm, đạt giá trị 40 triệu đồng/ha/năm.
Những thành công bước đầu từ các mô hình và các công thức thâm canh tăng vụ, tăng năng suất sẽ đem lại niềm tin về "cuộc cách mạng" trong lĩnh vực nông nghiệp trên cánh đồng Mường Thanh. Song bên cạnh đó rất cần những định hướng kịp thời để các hình thức thâm canh đạt hiệu quả. Mà giải pháp quan trọng nhất trong canh tác là gieo cấy lúa với mật độ hợp lý và bón phân cân đối và đủ lượng. Đi đôi với biện pháp canh tác thì cần lưu ý đến.
- Tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố hóa ở huyện Điện Biên c hỉ chiếm chưa đến 2%.
- Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp đặc biệt là về giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật vì chương trình đang trong giai đoạn vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền để nông dân thấy rõ hiệu quả từ các mô hình để tự nguyện và chủ động thực hiện.
Khi giải quyết được các vấn đề đó thì sẽ đưa huyện Điện Biên thành một vựa lúa của vùng Tây Bắc và tương xứng với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.