Ngày 26/7/1994, Chính phủ ban hành nghị định số 72/CP về quy chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ. Trong nghị định này nêu rõ: trái phiếu Chính phủ là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài Chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi
- Trái phiếu Chính phủ bao gồm: tín phiếu, trái phiếu, công trái xây dựng tổ quốc, các loại ký danh và vô danh được phát hành dưới các hình thức sau:
+ Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu ngắn hạn (dưới một năm)
+ Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên + Trái phiếu công trình là loại trái phiếu có thời từ một năm trở lên, vay vốn cho từng công trình cụ thể, theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước,
Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ bao gồm:
- Tín phiếu ngắn hạn: là loại tín phiếu có thời hạn ba tháng, sáu tháng, được phát hành thường xuyên từng đợt để tạo ra nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phục vụ cho chi NSNN.
- Tín phiếu kho bạc phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ: là loại tín phiếu kho bạc được ghi thu, ghi chi trực tiếp bằng ngoại tệ với thời hạn 1 năm, 2 năm và trả lãi hàng năm.
- Trái phiếu KBNN trung hạn: là loại trái phiếu kho bạc có thời hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, huy động vốn nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế trong kế hoạch NSNN được duyệt.
Trong những năm qua, công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ của hệ thống KBNN đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết thiếu hụt tạm thời NSNN, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ, bình ổn giá cả, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới dạng chứng chỉ trái phiếu ghi sổ. Trái phiếu Chính phủ có nhiều mệnh giá khác nhau tuỳ theo từng đợt phát hành, được in sẵn trên chứng chỉ trái phiếu (hoặc giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu) theo nhu cầu của người mua trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ được thu và thanh toán bằng VNĐ, trường hợp mua bằng vàng, ngoại tệ chuyển đổi sẽ được cơ quan phát hành trái phiếu thu vàng và ngoại tệ, đồng thời thực hiện chuyển đổi ra VNĐ để ghi thu và thanh toán.
Đối với lãi suất trái phiếu Chính phủ: lãi suất do Bộ Tài chính công bố theo từng đợt phát hành (sau khi đã thoả thuận với NHNN Việt Nam), đảm bảo cho người mua trái phiếu được hưởng lãi suất thực cộng (+) với chỉ số trượt giá. Căn cứ để xác định lãi suất trái phiếu là:
- Tỉ lệ lạm phát và biến động giá cả theo từng thời kỳ.
- Thời hạn của trái phiếu: lãi suất trái phiếu có thời hạn dài được quy định cao hơn lãi suất trái phiếu có thời hạn ngắn.
- Nhu cầu huy động vốn và khả năng huy động trái phiếu. Phương thức xác định lãi suất trái phiếu là:
- Lãi suất cố định áp dụng cho cả thời kỳ phát hành, tuỳ theo biến động của thị trường và mức lạm phát dự tính bình quân, nhu cầu vốn cần huy động từng năm để xác định và công bố lãi suất.
- Lãi suất chỉ đạo để tổ chức đấu giá và chọn lãi suất phát hành. Đối tượng mua trái phiếu bao gồm:
- Người Việt Nam ở trong nước, kiều bào ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế, kể cả các Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm,...
Người mua trái phiếu Chính phủ được quyền lựa chọn các loại trái phiếu thích hợp với số lượng không hạn chế. Trái phiếu Chính phủ được tự do mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, được dùng làm tài sản cầm cố, thế chấp trong các quan hệ tín dụng, nhưng không được dùng để thay thế tiền trong lưu thông và nộp thuế cho Nhà nước.
Cụ thể cơ chế phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ như sau: