Vai trò tiềm năng của WLAN trong giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề an toàn mạng cục bộ không dây (Trang 121 - 122)

- Xác thực ng−ời sử dụng

4.1. Vai trò tiềm năng của WLAN trong giáo dục

Mạng cục bộ dựa trên công nghệ không dây sẽ đóng một phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các tr−ờng cao đẳng và đại học trong một vài năm tới. Nó đặc biệt hữu ích đối với những môi tr−ờng giáo dục mong muốn mở rộng hệ thống mạng hiện hành của họ sang các khu vực mới xây dựng, bởi vì công nghệ WLAN chắc chắn sẽ là một cách thức hiệu quả nhất về chi phí cho việc mở rộng hệ thống mạng cũng nh− kéo theo nó là sự gia tăng đồng thời số l−ợng ng−ời sử dụng.

Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế, WLAN cũng cung cấp cấp tính cơ động hơn so với LAN hữu tuyến vì những lý do sau:

Thứ nhất, WLAN cung cấp tính cơ động vật lý, bởi vì bất kỳ đâu trong không gian giáo dục ng−ời sử dụng làm việc, họ vẫn có thể sử dụng hệ thống mạng. Với một mạng hữu tuyến, điều này chỉ có thể thực hiện đ−ợc bằng cách phải quyết định vị trí đặt máy tính và cài đặt những socket mạng tại nơi đó. Th−ờng việc sử dụng không gian thay đổi theo thời gian, và khi đó, với triển khai hữu tuyến ta phải đặt lại đ−ờng cáp, còn đối với công nghệ không dây điều này không cần thiết, nó hoàn toàn có thể đáp ứng đ−ợc tr−ớc những thay đổi đó.

Thứ hai, với một mạng hữu tuyến, số l−ợng tối đa ng−ời sử dụng phải đ−ợc xác định khi không gian đ−ợc lắp dây dẫn và số l−ợng phù hợp những socket mạng đ−ợc cài đặt. Điều này đồng nghĩa với việc có quá nhiều socket mạng đ−ợc cài đặt, dẫn đến tốn kém tiền bạc, và khi cầu v−ợt quá cung một số ng−ời sử dụng không thể sử dụng mạng. Với một mạng không dây, mặc dù hiệu năng mạng cũng sẽ giảm khi l−ợng sử dụng tăng, trừ khi có một nhu cầu rất cao tất cả ng−ời sử dụng cùng truy cập mạng.

Thứ ba, mạng không dây có thể đến với những nơi mà mạng hữu tuyến không thể đến đ−ợc, nh− những phạm vi ngoài trời, do tín hiệu có thể bao trùm ở phạm vi hàng trăm mét từ các toà nhà.

Việc trang bị hệ thống mạng không dây ở khu tr−ờng đại học cho ta khả năng t−ơng tác nhiều hơn giữa những giáo viên và những sinh viên. Họ có thể truy cập thông tin và những ứng dụng mạng dễ dàng hơn, ở bất kỳ đâu trong khuôn viên của tr−ờng. Ngoài ra, nó còn khuyến khích sử dụng những máy tính xách tay có trang bị công nghệ không dây của chính sinh viên, làm tăng khả năng học tập nghiên cứu của họ cũng nh− không gian học tập không bị gò bó trong lớp học mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Hình 4.1: Truy cập thông tin có thể thực hiện bất kỳ đâu trong khuôn viên với công nghệ WLAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề an toàn mạng cục bộ không dây (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)