Giới hạn của nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu mua laptop của sinh viên tại thị trường đà nẵng (Trang 27 - 30)

Do những ràng buộc về thời gian, nhân lực, tài chính và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình tiến hành nghiên cứu dự án của nhóm chúng tôi đã vướng phải những hạn chế sau:

Về việc tìm kiếm thông tin trong sách vở, trên Internet, báo chí…Lúc mới nghiên cứu nhóm đã không tìm hiểu kĩ càng về thị trường Latop ở Đà Nẵng.

Hạn chế trong việc điều tra bằng bảng câu hỏi. Việc chọn mẫu của nhóm chưa đại diện được cho tổng thể, do đó thông tin thu thập được có phần không chính xác so với thực tế.

Do hạn chế về kiến thức nên mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu của nhóm đã không rõ ràng, thông tin thu thập không đầy đủ đã gây khó khăn trong việc kiểm định giả thiết.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện nhóm đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của GV bộ môn chuyên ngành nghiên cứu marketing. Và đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đáp viên đã giúp chúng tôi hoàn thành bảng câu hỏi.

Sau khi hoàn thành bài báo cáo nhóm chúng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và rút ra được nhiều bài học quí báu để sau này ứng dụng vào thực tế.

2. Đề xuất:

- Qua số liệu điều tra thực tế ta nhận thấy Đà Nẵng vẫn là một thị trường lớn và sinh viên là đối tượng đáng chú ý mà các nhà phân phối trong và ngoài địa bàn nên hướng tới.

- Số sinh viên chưa sử dụng Latop vẫn chiếm một tỷ lệ cao (68.3%), do đó mà số sinh viên có ý định mua Latop trong những năm học chiếm 65.9%. Ngoài ra trong số những sinh viên đang sử dụng Latop vẫn có 55.8% có ý định thay mới Latop trong những năm học đến. Từ đó có thể thấy thị trường Latop cho sinh viên đang rất tiềm năng. Chưa bao giờ Latop lại trở nên phổ biến như hiện nay và một tương lai không xa nó sẻ không còn quá xa lạ với mỗi người.

- Tuy nhiên thị trường hướng tới ở đây là sinh viên, theo điều tra thì nguyên nhân chủ yếu mà số sinh viên chưa sử dụng Latop vẫn chiếm tỷ lệ cao hiện nay là do điều kiện kinh tế (chiếm 45.3%) do đó nhà phân phối nên tập trung vào những sẩn phẩm có mức giá phải chăng để thu hút được người mua.

- Sony Vaio và HP là những nhãn hiệu chiếm tỷ lệ cao được sinh viên chọn khi mua, đi kèm với những nhãn hiện đó là mức giá trong khoảng 10 đến 15 triệu đồng, đây là những gợi ý khá cụ thể giúp cho những nhà phân phối có những lựa chọn chính xác trong việc nhập và bán hàng. Nhà phân phối nên tập trung vào những trọng tâm này để tránh tình trạng khan hiếm ở một số mặt hàng trong khi những mặt hàng khác thì không bán được.

- Đồng thời, nhà phân phối nên chú trọng việc cung cấp thông tin cũng như các chương trình quảng cáo cụ thể để giới thiệu sản phẩm cũng như thu hút sự quan tâm của khách hàng. Theo số liệu cho thấy nguồn thông tin mà sinh viên tham khảo chủ yếu là bạn bè, người thân (chiếm 64.9%) do đó nhà phân phối nên chú trọng trong việc cung cấp thông tin cho những đối tượng này có thể sẻ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số. Ngoài ra hiện nay Internet cũng là nguồn thông tin khá quan trọng và cũng đang phổ biến hiện nay nên việc quảng cáo sản phẩm bằng công cụ này khá hiệu quả.

- Cuối cùng, để bán được nhiều sản phẩm và thu hút được sự quan tâm của những khách hàng mới khi mua sản phẩm, các nhà phân phối cũng nên chú trong đến các yếu

tố như tính thời trang của sản phẩm, những chính sách khuyến mãi cũng như việc bảo hành và các phụ kiện đi kèm khi bán sản phẩm.

Chúng tôi là nhóm sinh viên của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Hiện nay chúng rôi đang tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu nhu cầu mua Laptop của sinh viên tại thành phố

Đà Nẵng”

Để hoàn thành đề án này chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn bằng việc trả lời bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin cam kết sẽ giữ kín các thông tin mà anh chị cung cấp và sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Xin cảm ơn sự hợp tác của các bạn!

************

Nếu có thể, các bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Câu 1 : Hiện nay bạn có sử dụng Laptop không ?

 Có  Không

(Nếu “không” vui lòng trả lời tiếp câu 2 nếu “ có” chuyển xuống câu 4)

Câu 2 : Lý do mà bạn chưa sử dụng Laptop là:

 Do điều kiện kinh tế  Do chưa có nhu cầu

 Chưa tìm thấy chiếc Laptop nào phù hợp

 Lý do khác (Vui lòng ghi rõ) ……….

Câu 3: Trong những năm Đại học bạn có định mua Laptop không?

 Có  Không

(Nếu “không” thì bài phỏng vấn của chúng tôi xin dừng tại đây.Cảm ơn sự giúp đỡ của anh, chị. Nếu “có”thì chuyển xuống câu 5)

Câu 4 : Bạn có ý định thay mới laptop trong những năm học Đại học không ?

 Có  Không

(Nếu “không” thì bài phỏng vấn của chúng tôi xin dừng tại đây.Cảm ơn sự giúp đỡ của anh, chị. Nếu “có”thì chuyển xuống câu 5)

Câu 5: Nhãn hiệu Laptop nào bạn định mua?

 HP  Acer  Dell  Sony Vaio  Chưa nghĩ tới  Khác (Vui lòng ghi rõ) ………

Câu 6: Bạn dự định mua Laptop mới có trị giá khoảng bao nhiêu?

 Dưới 7 triệu  7 – 10 triệu

Họ và tên đáp vấn viên:... Địa chỉ :... Điện thoại (nếu có):...

 10 - 15 triệu  Trên 15 triệu

Câu 7: Lý do mà bạn có ý định mua (thay mới) Laptop là:

 Cần cho việc học tập  Giải trí

 Tính thời trang  Tính năng mới

 Lý do khác (Vui lòng ghi rõ)………

Câu 8: Những yếu tố nào của chiếc Laptop mà bạn sẽ chú trọng khi mua ?

( bạn có thể chọn nhiều phương án trả lời)  Tốc độ xử lý

 Cấu hình  Kiểu dáng

 Thời gian sử dụng pin  Dung lượng ổ cứng  Chất lương loa

 Khác (Vui lòng ghi rõ)………

Câu 9: Nguồn thông tin nào mà bạn tìm hiểu khi mua Laptop?

( bạn có thể chọn nhiều phương án trả lời)  Bạn bè, người thân

 Internet

 Báo chí, truyền hình  Đến thẳng cửa hàng

 Khác (Vui lòng khi rõ) ………...

Câu 10: Bạn cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố dưới đây đối với bạn trong việc chọn mua

một nhãn hiệu Laptop:

Rất không quan trọng Rất quan trọng

a) Giá cả 1 2 3 4 5 b) Sản phẩm 1 2 3 4 5 c) Bạn bè, người thân 1 2 3 4 5 d) Quảng cáo 1 2 3 4 5 e) Thời trang 1 2 3 4 5 f) Khuyến mãi 1 2 3 4 5 g) Dịch vụ bảo hành 1 2 3 4 5 h) Các phụ kiện đi kèm 1 2 3 4 5

Câu 11: Bạn có mong muốn gì về một chiếc Laptop trong tương lai ...

... ………..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu mua laptop của sinh viên tại thị trường đà nẵng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w