Trở ngại, thách thức

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 21 pdf (Trang 51 - 52)

4. Xu hướng khuyến lâm trong tương lai

4.1.3. Trở ngại, thách thức

Quan tâm của nhóm đối tượng khuyến lâm: Người dân miền núi thường ỷ lại trông chờ bao cấp của Nhà nước hoặc các chương trình hỗ trợ khuyến nông, xoá đói giảm nghèo vì các chương trình này mang lại lợi ích trước mắt. Việc đầu tư công sức trồng rừng ít được quan tâm.

Khuyến lâm chưa được thực sự quan tâm bởi Nhà nước, các tổ chức khác: Nếu xét về vốn, bình quân hàng năm khuyến lâm chỉ được hỗ trợ khoảng 15% vốn so với các chương trình khuyến nông. Hiện nay khuyến lâm chỉ được xem như một chương trình khuyến nông cây ăn quả (xét về vốn đầu tư). Chưa có tổ chức, dự án quốc tế nào hỗ trợ chính thức cho khuyến lâm kể cả tăng cường năng lực cho cán bộ.

Thị trường Lâm sản thường không ổn định, rất khó dự báo, định hướng điều này dẫn đến lựa chọn nội dung phổ cập gặp nhiều trở ngại. Chương trình khuyến Lâm trồng Tre lấy măng là một ví dụ điển hình. Tính thích hợp, năng suất tre được nông dân chấp nhận nhưng nhiều vùng không tiêu thụ được sản phẩm vì thiếu thị trường khiến nông dân không yên tâm, nhân rộng sau trình diễn chậm.

Nguồn nhân lực là trở ngại và thách thức lớn nhất đối với khuyến lâm. Mặc dù Nghị định 56/CP của Chính phủ mới ra đời gần đây cũng không giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực rất mỏng của khuyến lâm đặc biệt là ở cấp xã, thôn bản không có cán bộ khuyến lâm. Cấp huyện và tỉnh không đề cập cụ thể có đến con người làm công tác khuyến lâm.

Vấn đề tài chính: Khác hẳn với các chương trình khuyến nông và do có đặc điểm riêng biệt khuyến lâm rất khó khăn khi huy động nông dân đóng góp vốn và thu hồi một phần vốn thông qua các hoạt động hỗ trợ như các chương trình khuyến lâm.

Vấn đề chính sách: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của Chính phủ đưa ra chính sách cho cán bộ, đối tượng khuyến lâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cán bộ làm công tác khuyến lâm ở vùng sâu, xa còn có nhiều khó khăn về kinh phí công tác, trợ cấp khó khăn và phương tiện làm việc. Điều này dẫn đến khó khăn thu hút cán bộ làm việc ở vùng sâu vùng xa. Gần đây Chính phủ đã cho phép đa dạng đối tượng khuyến lâm có nghĩa là ngoài nông dân các đối tượng doanh nghiệp, nông lâm trường, các tổ chức, cá nhân cũng là đối tượng của khuyến nông, khuyến lâm. Nếu xét theo khía cạnh xã hội hoá thì chính sách này có thể xem như là động lực thúc đẩy. Tuy nhiên nếu thiếu kinh nghiệm quản lý thì nông dân sẽ

có ít cơ hội để tham gia vào các hoạt động khuyến lâm vì các đối tượng khác thường được xem là đối tượng dễ thực hiện bởi hệ thống khuyến lâm và các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 21 pdf (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)