Cấu trúc chƣơng trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng plc trong công nghệ sản xuất tại nhà máy xi măng la hiên thái nguyên (Trang 36 - 39)

Hình 2.4 Cấu trúc PLC kiểu modul

2.5.2. Cấu trúc chƣơng trình

Chương trình cho S7 300 được lưu trong bộ nhớ của PLC ở vùng dành riêng cho chương trình và có thể được lập

với hai dạng cấu trúc khác nhau:

- Lập trình tuyến tính (Liear programming): Toàn bộ chương trình điều khiển nằm trong một khối bộ nhớ. Loại hình cấu trúc tuyến tính này phù hợp với bài toán tự động nhỏ, không phức tạp.

Khối được chọn phải là khối OB1, là khối mà PLC luôn quét và thực hiện các lệnh trong nó thường xuyên,từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng và quay lại lệnh đầu tiên (hình 2.8)

- Lập trình có cấu trúc (Structure programming): chương trình được chia thành những phần nhỏ ( chương trình con FC hay FB), mỗi phần thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của bài toán điều khiển chung và toàn bộ các phần này lại được sự quản lý thống nhất bởi khối OB1. Trong OB1 có các lệnh gọi những khối chương trình con theo thứ tự phù hợp với bài toán điều khiển đặt ra. Một nhiệm vụ cụ thể có thể còn được chia thành nhiều nhiệm vụ cụ thể và nhỏ hơn nữa, do đó, một chương trình con cũng có thể được gọi từ một khối chương trình con khác. Lập trình có cấu trúc dạng như hình 2.9.

Loại hình cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp. PLC S7- 300 có 4 loại khối cơ bản:

Vòng quét OB1 Hình 2.8. Cấu trúc lập trình tuyến tính lệnh 1 --- lệnh 2 --- lệnh thứ i --- lệnh cuối cùng Hệ điều hành OB1 FC1 FB5 FC2 FC7 FB3 FB9 ... ... Hình 2.9. Lập trình cấu trúc

+ Khối OB (Organization Block): Tổ chức và quản lý chương trình điều khiển.

+ Khối FC (Program Block): Khối chương trình với những chức năng riêng giống như một chương trình con hoặc một hàm (chương trình con có nhiều biến hình thức)

+ Khối FB (Function Block): là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác.

+ Khối DB (Data Block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện chương trình.

Trên cơ sở của việc phân tích các khối chức năng và nguyên lý làm việc của PLC nói chung và PLC S7-300 nói riêng, phần tiếp theo của đề tài sẽ đi xây dựng các lưu đồ thuật toán nhằm phục vụ cho việc viết chương trình điều khiển để tự động hoá một số quá trình công nghệ cơ bản của nhà máy sản xuất xi măng La Hiên Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng plc trong công nghệ sản xuất tại nhà máy xi măng la hiên thái nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)