Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng chỉ thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện xác định lượng vết một số halogenua bằng phương pháp đo quang (Trang 26 - 28)

- Khi có mặt NaCl:

3.3.3Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng chỉ thị

Khi nhiệt độ tăng, sự chuyển động nhiệt của các phân tử trong bình phản ứng tăng, do đó làm tăng số va chạm giữa các phân tử cho nên tốc độ phản ứng tăng. Thông thường khi nhiệt độ tăng 100C thì tốc độ phản ứng tăng 2-3 lần. Điều này gây ảnh hưởng tới độ nhạy và độ lặp lại của phương pháp phân tích động học xúc tác. Vì thế cần nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới phản ứng chỉ thị.

Chuẩn bị 2 dãy bình định mức 25ml:

- Dãy 1: thêm vào cả hai dãy bình các thành phần với nồng độ cuối của chúng là MB 2,6.10-5M, Cl-0,2M; H2O21M, H2SO41,25M.

- Dãy 2: thêm vào cả hai dãy bình các thành phần với nồng độ cuối của chúng là MB 2,6.10-5M, Cl-0,2M; H2O21M, H2SO41,25M; Br-6.10-6M.

Sau đó điều chỉnh nhiệt độ của từng cặp bình (bình có Br- và không có Br-) ở từng nhiệt độ. Sau 30 giây kể từ khi cho H2O2 ghi phổ hấp thụ quang theo thời gian. Kết quả được trình bày trong bảng 8 và hình 7.

Bảng 8: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

t0C Anền Akhi có Br- A tgα 20 0,7955 0,5311 0,2644 0,0018 25 0,6353 0,4915 0,1438 0,0018 30 0,5712 0,4579 0,1133 0,0014 40 0,3943 0,2855 0,1088 0,0010 50 0,2727 0,1852 0,0875 0,0007

Hình 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ nhạy

Từ bảng 8, hình 7 ta thấy tại nhiệt độ cao xảy ra sự giảm A (đường 5 của hình 6 thấy rõ khi nhiệt độ là 50oC thì tốc độ phản ứng rất nhanh), điều này có lẽ do sự giảm mạnh độ hấp thụ quang của MB. Nếu xử lý kết quả thực nghiệm theo phương pháp tgα thì thấy nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến phản ứng chỉ thị. Tại nhiệt độ 20-250C đạt được A cao nhất; nhiệt độ được chọn để tiện tiến hành phản ứng là nhiệt độ phòng khoảng 25 ± 20C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện xác định lượng vết một số halogenua bằng phương pháp đo quang (Trang 26 - 28)