KIỂM SOÁT NHỮNG KHOẢN CHI TIÊU

Một phần của tài liệu The Richest Man in Babylon docx (Trang 30 - 32)

3. Bảy cách chữa trị một túi tiền trống rỗng

KIỂM SOÁT NHỮNG KHOẢN CHI TIÊU

Ngày thứ hai, một học viên đã chất vấn Arkad:

- Làm thế nào để giữ lại một phần mười số tiền trong túi, trong khi tất cả số tiền kiếm được vẫn không đủ để tôi chi tiêu vào những khoản cần thiết hàng ngày?

Arkad không trả lời mà hỏi ngược lại:

- Ngày hôm nay có bao nhiêu người trong số các bạn mang túi tiền xẹp lép?

- Tất cả chúng tôi. - Mọi người cùng trả lời. Arkad điềm tĩnh nói:

- Theo tôi biết, nghề nghiệp khác nhau thì số tiền thu nhập cũng khác nhau. Có người hàng tháng kiếm được số tiền lớn gấp đôi, gấp ba thu nhập của người khác. Nhưng tại sao cuối cùng túi tiền của mọi người vẫn xẹp lép như nhau? Vậy các bạn có bao giờ thắc mắc về vấn đề chúng ta thường gọi là “những chi tiêu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày" không?

Các bạn đừng nên nhầm lẫn giữa những khoản chi tiêu cần thiết trong cuộc sống, với những khoản chi tiêu bởi những sở thích của cá nhân. Thật ra, bản thân các bạn và các thành viên khác trong gia đình các bạn vẫn thường muốn mua những thứ mình thích, chứ không phải là những thứ cần thiết trong cuộc sống. Và những khoản chi tiêu này có thể vượt quá khả năng chi trả của các bạn.

Tôi có thể chắc chắn rằng, các bạn hầu như không thể đáp ứng được tất cả những ham muốn của bản thân mình. Với tài sản của tôi, các bạn nghĩ tôi sẽ mua được tất cả mọi thứ mình muốn sao? Đó là một suy nghĩ sai lầm. Tôi vẫn có một số hạn chế mà tiền bạc không thể giúp được, chẳng hạn như thời gian, sức lực, tuổi trẻ, thậm chí một số món ăn, thú vui mà tôi rất thích, giờ

đây tôi cũng không thể hưởng thụ được nữa. Theo tôi hiểu thì những ham muốn của con người là rất vô tận, và chúng ta chỉ có thể đáp ứng được một số ham muốn cho bản thân mình mà thôi.

Vì vậy, các bạn hãy xem xét cẩn thận các thói quen chi tiêu của mạn sẽ nhận ra một số khoản chi tiêu của mình. Bạn sẽ nhận ra một số khoản chi tiêu có thể giảm hoặc bỏ đi mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Và thế là việc tuân thủ nguyên tắc dành lại một phần mười số tiền trong túi của bạn không phải là việc quá khó.

Theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên liệt kê những món hàng định mua lên tấm đất sét, sau đó hãy chọn ra một vài thứ thiết yếu dành cho cuộc sống và phù hợp với số tiền chín phần mười của bạn. Còn những món hàng theo sở thích, bạn hãy mạnh dạn gạch bỏ và xem chúng như hàng ngàn thứ khác mà bạn không thể đáp ứng cho bản thân.

Arkad nói đến đây, bỗng có một học viên mặc chiếc áo choàng màu đỏ khá đẹp đứng dậy và xin phép nói:

- Tôi là một người thích tự do. Tôi tin tưởng rằng, mình có quyền thụ hưởng tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do vậy, tôi phản đối sự lệ thuộc vào việc phải lên kế hoạch chi tiêu và buộc phải chi tiêu như thế nào, chi tiêu cho cái gì. Tôi thấy mình cần phải sống một cách thoải mái, bằng cách đáp ứng tất cả những ham muốn của bản thân. Nếu không, tôi sẽ luôn sống trong tâm trạng khổ sở, dằn vặt.

Arkad đáp lại:

- Bạn thân mến, ai là người có thể lên kế hoạch chi tiêu cho bạn? - Tôi chỉ muốn chính tôi thôi!

- Ở đây, mục đích của việc lên kế hoạch chi tiêu là hợp lý hóa các khoản chi tiêu sao cho vừa bảo đảm những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, vừa tiết kiệm được tiền bạc. Kế hoạch này còn giúp bạn nhận thức được đâu là những ham muốn chính đáng và đâu là những ham muốn nhất thời, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân gây thất thoát tiền bạc và ngăn chặn nó bằng

cách kiểm soát các khoản chi tiêu. Nếu bạn muốn sống một cách thoải mái, thì ngay bây giờ bạn cần phải lên kế hoạch chi tiêu cho mình. Còn không, trong tương lai bạn càng gặp nhiều khổ sở và dằn vặt hơn đấy.

Đây chính là phương thức chữa trị thứ hai cho một túi tiền lép xẹp: “Kế hoạch hóa những khoản chi tiêu ngay từ bây giờ sẽ giúp các bạn đáp ứng được những nhu cầu cần thiết, hưởng thụ những niềm vui trong cuộc sống, đáp ứng những ham muốn chính đáng và bảo đảm một cuộc sống no đủ trong tương lai”.

CÁCH THỨ BA

Một phần của tài liệu The Richest Man in Babylon docx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w