Cấu tạo và hoạt động của lò điện hồ quang siêu cao công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết mô phỏng hệ thống trên máy tính ứng dụng thiết kế mô hình lò điện hồ quang luyện thép siêu cao công suất (Trang 93 - 95)

3.2.5.1 Cấu tạo cơ bản

Hiện nay lò hồ quang siêu cao công suất, kiểu EAF đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới và đang đƣợc giảng dạy trong chƣơng trình đào tạo nghề luyện kim và sử dụng tại một số nhà máy sản xuất thép hiện đại ở Việt Nam.

1. Đế lò 2. Vành răng 3. Khung hệ thống 4. Nồi lò 5. Cửa ra thép 6. Nắp lò

7. Cơ cấu dẫn động nâng nắp lò 8. Khung đỡ nắp lò

Hình 3.1 Sơ đồ cấu tạo lò điện hồ quang siêu cao công suất

3 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 16 13 14 15

9. Điện cực

10. Xà đỡ điện cực

11. Cơ cấu dẫn động nâng hạ điện cực 12. Thân lò

13. Cửa ra xỉ 14. Máng ra xỉ

15. Cơ cấu dẫn động quay nắp lò 16. Cơ cấu dẫn động nghiêng lò

Các hệ thống chính gồm:

1. Thân lò (12) và nồi lò (4) hình thành khoang chứa nguyên liệu và thép nóng chảy. Thành nồi lò đƣợc làm bằng vật liệu chịu lửa, ngoài bọc thép tấm. Thành thân lò gồm nhiều vành dẫn nƣớc làm mát đƣợc cố định chống khít lên nhau. Phần này có 3 cửa: miệng nạp liệu có nắp quay (6), cửa ra xỉ (13) và cửa ra thép (5).

2. Hệ thống nghiêng lò, đƣợc đặt trên hệ thống đế lò (1), khung hệ thống (3), có gắn vành răng định vị (2), đƣợc dẫn động bằng truyền động thuỷ lực (16). Hệ thống này có thể tạo ra góc nghiêng toàn bộ lò 150 về phía cửa ra xỉ, 200 về phía cửa ra thép và đƣợc điều khiển bằng tay.

3. Hệ thống kẹp điện cực dùng để kẹp chặt độc lập 3 điện cực là hệ thống thƣờng đóng, dẫn động thuỷ lực, điều khiển bằng tay.

4. Hệ thống nâng hạ điện cực (11) dùng để nâng hạ độc lập 3 điện cực, có thể điều khiển bằng tay khi tháo, lắp điện cực hay mở nắp lò hoặc điều khiển tự động để đảm bảo chế độ nấu luyện, đƣợc dẫn động bằng thuỷ lực.

5. Hệ thống nâng (7) và quay nắp lò (15), điều khiển bằng tay, dùng truyền động thuỷ lực.

6. Hệ thống đóng mở cửa ra thép, điều khiển bằng tay, dùng truyền động thuỷ lực.

3.2.5.2 Nguyên lý làm việc cơ bản của lò

trình. Sau đó nắp lò đƣợc quay ra khỏi miệng lò để nạp liệu từ cầu trục. Sau khi nạp liệu, nắp lò đƣợc đƣa về vị trí đóng theo trình tự ngƣợc lại. Tại vị trí đóng, nắp đƣợc khoá kín, tránh thất thoát nhiệt năng và đảm bảo an toàn. Mỗi mẻ nấu luyện có thể nạp liệu từ 3 – 5 lần.

* Nấu chảy: Sau khi nạp liệu, tiến hành đƣa điện vào lò, chuyển hoá điện

năng thành nhiệt năng dƣới dạng hồ quang điện để tiến hành nung chảy nguyên liệu.

* Nâng, hạ điện cực: Hệ thống nâng hạ điện cực có 2 chế độ làm việc:

Chế độ nâng hạ bằng tay dùng khi tháo, lắp điện cực. Khi cần nâng hạ điện cực, ngƣời vận hành ấn nút nâng (hoặc hạ). Động cơ điện thông qua hệ truyền động thuỷ lực sẽ nâng (hạ) các điện cực với tốc độ cao. Hành trình nâng hạ đƣợc giám sát bởi các cữ hành trình, đảm bảo an toàn và chế độ làm việc đúng.

Chế độ nâng hạ tự động dùng khi nấu luyện. Theo yêu cầu công nghệ đặt trƣớc về dòng điện và nhiệt độ nung, hệ thống sẽ tự động giám sát và điều chỉnh khoảng cách giữa các cực để duy trì độ dài hồ quang hợp lý, đồng thời bù lƣợng mòn của điện cực.

* Ra xỉ và ra thép: Bình thƣờng, lò đƣợc cố định theo phƣơng thẳng

đứng nhờ vành răng (2). Khi cần nghiêng lò để ra xỉ hoặc rót thép, ngƣời vận hành ấn nút. Tuỳ theo yêu cầu mà hệ thống truyền động sẽ nghiêng lò sang trái hoặc phải. Góc nghiêng đƣợc khống chế tự động nhờ các cữ hành trình. Việc đóng, mở cửa xỉ và cửa rót thép cũng đƣợc điều khiển bằng tay thông qua hệ thống truyền động thuỷ lực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết mô phỏng hệ thống trên máy tính ứng dụng thiết kế mô hình lò điện hồ quang luyện thép siêu cao công suất (Trang 93 - 95)