Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”): 39

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu.pdf (Trang 39)

Lịch sử hình thành và phát triển của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được tóm tắt như sau:

Thời gian Sự kiện

40

30/06/1943 TSE hợp nhất với 11 sàn giao dịch của các thành phố lớn khác ở Nhật Bản tạo thành Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản.

16/04/1947 Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản đã giải tán.

Tháng 3/1947 Luật giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán được ban hành, và chính thức sửa lại vào tháng 4/1948

01/04/1949 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được khôi phục lại (hoạt động ngày 16/05/1949)

1983-1990 Đây là thời kỳ phát triển được gọi là thần kỳ trong lịch sử của TSE.

03/09/1988 TSE bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai.

20/10/1989 TSE bắt đầu giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán.

1990 Lượng tiền tệ giao dịch qua TSE chiếm hơn 60% lượng tiền tệ giao dịch trên TTCK toàn thế giới.

18/07/1997 TSE đưa vào giao dịch các hợp đồng quyền chọn chứng khoán.

01/06/1999 TSE chuyển sang hệ thống giao dịch điện tử.

09/05/2000 Hệ thống giao dịch điện tử mới được đưa vào sử dụng được gọi là TSE Arrows.

2001 Ngày 09/04/2001, TSE phối hợp với Công ty Standard & Poor, chọn ra 150 chứng khoán cơ sở có độ thanh khoản cao nhất thời bấy giờ làm danh mục đầu tư chuẩn và tiến hành giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán S&P và TOPIX 150

2003 Trung tâm thanh toán bù trừ Nhật Bản bắt đầu hoạt động 2007 Tập đoàn TSE được thành lập.

41

Quy định về giao dịch chứng khoán TSE được áp dụng. Nguồn: http://www.tse.or.jp

2.5.2 Cơ chế giao dịch:

Hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên sàn giao dịch TSE thông qua các thành viên giao dịch tổng hợp (General Trading Participant). Tất cả các lệnh và tiến trình giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống tự động (Computerized Order Routing and Execution System for Futures and Options - CORES-FOP), tất cả các lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống từ các cổng giao dịch của thành viên thông qua hệ thống vi tính nối mạng với Sở giao dịch.

Hợp đồng quyền chọn trên TSE là dạng hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu. Nó chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn. Khách hàng muốn mua (bán) một quyền chọn phải báo cho nhân viên môi giới trước 12 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều của ngày giao dịch. Nhân viên môi giới sẽ phải gửi thông báo giao dịch đến TSE thông qua hệ thống CORES-FOP trước 12 giờ 45’ sáng hoặc 4 giờ 45’ chiều.

Khách hàng muốn giao dịch các hợp đồng quyền chọn (chứng chỉ hay chỉ số chứng khoán) trên TSE phải mở một tài khoản tại các thành viên trên sàn để thực hiện việc thanh toán. Trược khi đặt lệnh, khách hàng phải ký quỹ vào tài khoản và ủy quyền cho các thành viên giao dịch thông qua các tài khoản này.

Trong trường hợp số tiền ký quỹ không đáp ứng được giá trị giao dịch hoặc nghĩa vụ thanh toán, khách hàng phải ký quỹ bổ sung ngay ngày hôm sau.

Sau khi nhân viên môi giới gửi thông báo giao dịch, TSE sẽ chỉ định một nhân viên môi giới một cách ngẫu nhiên để thực hiện giao dịch quyền chọn. Nhân viên môi giới được chỉđịnh này sẽ tìm kiếm các khách hàng muốn mua (bán) quyền chọn đó để thực hiện việc giao dịch. Nếu không có khách hàng nào muốn mua (bán) quyền chọn đó thì TSE sẽ phải thực hiện nhiệm vụ giao dịch đó.

Tất cả các vị thế cao giá quyền chọn (ITM) đều được tự động thực hiện vào ngày đáo hạn trừ những trường hợp khác được chỉ định. Tất cả các quyền chọn không được thực hiện đều tựđộng hết hiệu lực vào ngày tiếp theo của ngày đáo hạn.

42

Đến thời điểm đáo hạn, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì phải chỉ thị cho các thành viên giao dịch trên sàn trước 16 giờ của ngày giao dịch, các thành viên có trách nhiệm thông báo việc thực hiện cho TSE thông qua hệ thống CORES- FOP trước 16 giờ 15’. Khi đó, TSE sẽ chỉđịnh các thành viên có liên quan trên sàn giao dịch thực hiện chuyển giao thông qua hệ thống thanh toán vào ngay ngày hôm sau với lượng tiền hay chứng khoán tương ứng được thể hiện trong các hợp đồng.

2.5.3 Cơ chế giám sát:

Năm 1992, Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán (Exchange Surveillance Commission-ESC) được thành lập.

Năm 1998, ESC đổi tên là Financial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứng khoán. Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán chung do bộ tài chính Nhật Bản đảm nhiệm.

2.6 Thị trường chứng khoán Trung Quốc - Những bước đầu thực hiện quyền chọn : quyền chọn :

TTCK Trung Quốc được thành lập cuối những năm 1980. Vào đầu thập niên sau đó, CP lên giá rất nhanh nhưng rồi chững lại và đi xuống từ năm 2001. Trong những năm gần đây, giới chức Trung Quốc đã có nhiều biện pháp mạnh để lấy lại niềm tin vào thị trường. Điều này khiến thị trường trở nên hấp dẫn hơn.

Tháng 4/2007, TTCK Trung Quốc ghi nhận con số NĐT mở tài khoản ở mức kỷ lục 4,79 triệu người. Người dân đổ xô vào CK đã khiến TTCK Trung Quốc nóng lên và trong tình trạng bong bóng. Trong năm 2006, chỉ số SSE 180 Index tại Thượng Hải đã tăng 110% lên 4.847 điểm và từđầu năm 2007 đến nay tiếp tục tăng thêm 17% lên 5.673 điểm.

Mặc dù có nhiều cảnh báo về sự tăng trưởng quá nóng của TTCK Trung Quốc nhưng NĐT vẫn quyết tâm bỏ tiền thêm vào thị trường bởi họ tin rằng xu thế

43

thị trường mới là quyết định quan trọng nhất chứ không phải những lời nhận định từ bên ngoài và cả cảnh báo từ bên trong.

Nhằm mục đích đảm bảo TTCK phát triển bền vững, các cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK ở Trung Quốc đã tỏ ra thận trọng. Chính phủ Trung Quốc thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trên TTCK.

Hơn thế nữa, nhằm phòng chống rủi ro cho thị trường chứng khoán của mình, tháng 4/2007, chính quyền Trung Quốc đã có một loạt động thái và những quy định mới áp dụng cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Đầu tiên có thể kể đến việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc vừa cho phép các hoạt động mua bán chứng khoán quyền chọn được diễn ra tại thị trường chứng khoán nước này. Theo quy định mới này, các tổ chức tài chính sẽ không bị ngăn cấm giao dịch chứng khoán quyền chọn cũng như không bị hạn chế huy động vốn cho công tác giao dịch kiểu này. Quy định mới sẽ cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn đối với các loại cổ phiếu, ngoại hối và chứng khoán phái sinh.

Song song với những động thái cởi mở thì chính quyền Trung Quốc cũng không quên mối lo về sự tăng trưởng nóng tại nước này. Do vậy, những quy định có vẻ thắt chặt cũng đã được ban hành trong tháng 4/2007 này.Chẳng hạn như việc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trung Quốc ngày 11/4 đã ra quy định mới nhằm hạn chế việc lãnh đạo các công ty niêm yết bán cổ phiếu ra ngoài để trục lợi và làm lũng đoạn thị trường. Theo quy định mới này, lãnh đạo các công ty đại chúng không được phép bán cổ phiếu của mình trước thời hạn 1 năm kể từ ngày công ty niêm yết trên sàn, và 6 tháng kể từ ngày nghỉ việc tại công ty niêm yết. Cùng lúc đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà môi giới chứng khoán nước này phải tra danh tính khách hàng để tránh hiện tượng lợi dụng các sàn chứng khoán để rửa tiền và các hành vi phạm pháp khác.

Bên cạnh đó, Ủy ban Giám quản chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã công bố rộng rãi các quy chế về tiết lộ thông tin trong đó yêu cầu các công ty dự định phát hành cổ phiếu phải công bố trên các tờ báo địa phương trước khi tiến hành

44

niêm yết. Với các quy chế này, mục đích của CSRC là nhằm tăng cường việc giám sát của công chúng đối với các công ty niêm yết, giúp giải quyết các vấn đề tranh chấp trước khi các công ty này nộp các hồ sơ chính thức lên ủy ban để xin niêm yết, đồng thời CSRC buộc các ngân hàng trong nước, các công ty bảo hiểm và các công ty chứng khoán phải tiết lộ các thông tin về chất lượng tài sản, các tài sản không hoạt động và các thông lệ kế toán trong các bản cáo bạch của các công ty này. Hơn nữa, các công ty niêm yết sẽ phải lập các báo cáo tài chính và các báo cáo này phải được các công ty kiểm toán quốc tế cũng như các công ty kiểm toán trong nước kiểm toán trong ngành chứng khoán cho biết thì các quy chế mới này được ban hành để tạo một "bức tường lửa" phòng tránh rủi ro có hiệu quả.

Có thể dễ dàng nhận thấy, những động thái, những quy định mới của Nhà nước Trung Quốc, trong đó việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán, nhằm mục tiêu kiên định là tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán để TTCK trở thành một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế Trung Quốc.

2.7 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịch trên TTCK tập trung một khi TTCK đã phát triển ổn định. Lịch sử phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới, Châu Âu và Mỹ, gần đây là Trung Quốc, đã cho thấy quyền chọn chứng khoán là một trong những giải pháp không thể thiếu để phát triển thị trường chứng khoán. Trong quá trình phát triển, thị trường quyền chọn được tổ chức giao dịch qua các định chế tài chính, đến một giai đoạn thích hợp, cần thiết hình thành thị trường giao dịch quuyền chọn tập trung, khi đó, các định chế này tham gia vào thị trường quyền chọn với vai trò những nhà tạo lập thị trường. Từđó, ta thấy được việc phát triển thị trường quyền chọn đầu tiên là việc phát triển những nhà tạo lập thị trường, để tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển thị trường quyền chọn trong tương lai. Theo tác giả, từ thực tế ở thị trường Việt Nam, các công ty chứng khoán đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển thị trường này.

45

Bên cạnh đó, từ việc tham khảo giao dịch quyền chọn trên thị trường thế giới, chúng ta rút ra những quy định, cách thức trong giao dịch mà những thị trường này phải mất một thời gian dài mới xây dựng được, để từ đó, học tập kinh nghiệm, tạo cơ sở tổ chức cách thức thực hiện, quy định cần thiết để áp dụng trong quá trình xây dựng và phát triển quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam nói chung và xuất phát từ công ty chứng khoán nói riêng.

Những quy định, cách thức giao dịch đáng chú ý bao gồm: o Công khai, minh bạch thông tin về giao dịch quyền chọn.

o Ngăn cấm các hành vi giao dịch có thể lủng đoạn thị trường : giao dịch của người có liên quan.

o Danh mục hàng hoá cổ phiếu cơ sở được đưa vào giao dịch phải thỏa những điều kiện đảm bảo rủi ro thấp : tính thanh khoản, biến động giá… o Chuẩn hoá hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp

đồng, ngày tháng đáo hạn trong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng và giá thực hiện .

o Giao dịch hợp đồng theo kiểu Mỹ hay Châu Âu để quy định cho ngày thực hiện quyền phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, không gây ra hiệu ứng phụ làm rối loạn thị trường trong từng giai đoạn phát triển.

o Trong giao dịch quyền chọn, tỷ lệ ký quỹ phải hợp lý : đảm bảo thanh toán và đảm bảo tính hấp dẫn.

o Giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, các loại lệnh giao dịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.

o Vị thế và số lượng hợp đồng được phát hành tối đa cho cả hai đối tượng là nhà đầu tư, mục đích làm cho thị trường giao dịch bình ổn; đề phòng các mục đích đầu cơ, lũng đoạn và phá hoại làm suy sụp thị trường.

46

o Các trường hợp thay đổi giá thực hiện và khối lượng hợp đồng quyền chọn khi có sự chia tách, sát nhập cổ phiếu hay chia cổ tức bằng tiền mặt giống như thông lệ của các nước có thị trường quyền chọn phát triển.

2.8 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất chọn mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu ở Việt Nam : phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu ở Việt Nam : 2.8.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam:

2.8.1.1 Những biến động bất thường của t hị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua: trong thời gian qua:

Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập tháng 20/7/ 2000 tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, và kể từ ngày 08/03/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán H à Nội chính thức đi vào hoạt động; với quy mô ban đầu bao gồm hai công ty niêm yết có vốn điều lệ tổng cộng 270 tỷ đồng, đến cuối tháng 9/2006 thị trường niêm yết chứng khoán Việt Nam đã bao gồm 63 loại cổ phiếu, một chứng chỉ quỹ với tổng giá trị vốn hoá thị trường gần 55 ngàn tỷ bằng 6,5% GDP cả nước (Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước). Tháng 03/2007 chỉ số VN -index vượt quá 1.170 điểm, đến cuối năm 2007 chỉ còn 27,02 điểm và tiếp tục giảm sang những tháng đầu năm 2008. Hiện tại chỉ số Vnindex đang giao động quanh vùng 480-520. Nhìn chung TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định sau 10 năm hoạt động, tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó của TTCK còn chứa đựng những khó khăn và rủi ro tiềm ẩn cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn.

2.8.1.2 Những rủi ro tiềm ẩn của thị tr ường chứng khoán Việt Nam :

Sự sụt giảm liên tục từng ngày của chỉ số VN-Index từ cuối 2007 kéo dài sang đầu 2008 phần nào thể hiện tính non trẻ của TTCK Việt Nam, và nó chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ bên trong của nó. Bao gồm:

47

Các đợt sốt giá đầu năm 2001 cho thấy phần nào tính hấp dẫn của một thị trường non trẻ tạo ra các làn sóng đầu tư đón đầu vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nhà đầu tư tiên phong có công làm bật lên thị trường trong giai đoạn đầu hầu như là giới thạo nghề gồm những người và tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính và nhạy bén, có mục tiêu và chiến lược đầu tư rõ ràng và chủđộng. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tập danh mục cổ phiếu cho mình họ mặc nhiên tạo ra tình trạng cạnh tranh mua làm cho thị trường bắt đầu nóng lên…

Như là một quy luật, thị trường sôi động và giá tăng liên tục đã nhanh chóng cuốn hút một làn sóng nhà đầu tư mới khác muốn thử thời vận tr ên thị trường tài chính có mức sinh lợi hấp dẫn, tham gia dễ dàng. Nhóm đầu tư này không có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về TTCK, không chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn cùng với việc mua bán chỉ dựa vào cảm tính và theo xu hướng số đông (bầy đàn), mua nhanh chờ giá lên và bán nhanh vì sợ giá sẽ giảm (lướt sóng). Ở nhóm nhà đầu tư này, khả năng phân tích

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu.pdf (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)