Đối với cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế (2).pdf (Trang 83 - 95)

Công tác quản lý thuế ngày càng được chú trọng, vị thế của cơ quan thuế trong hệ thống cơ quan công quyền của Nhà nước ngày càng được nâng cao. Luật Quản lý thuế tạo điều kiện để cơ quan thuế các cấp chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình tổ chức quản lý thuế chủ yếu theo chức năng; công tác quản lý thuế đã được chuyên sâu, chuyên môn hoá, đảm bảo sự chỉđạo thống nhất tại ba cấp quản lý trong đó Tổng cục Thuế giữ vai trò chủ đạo. Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy cơ quan thuế các cấp đã từng bước được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụđược giao.

Việc xem xét đánh giá được thể hiện một cách cụ thể theo từng vụ việc được giao, như: chỉ tiêu số thu, số lượng và số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tại doanh nghiệp, giảm đọng hay tăng đọng…

Hàng tháng các bộ phận tham mưu tổng kết số liệu thống kê để có cơ sở đánh giá và có những biện pháp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong qúa trình thực thi công vụ. Đội Nghiệp vụ - Dự toán có báo cáo chung về tình hình thực thi nhiệm vụ chung của cơ quan, đội Kiểm tra có bảng thống kê về kết quả kiểm tra trong tháng và số lũy kế, đội kê khai có số liệu về tình hình quản lý người nộp thuế và số thu ngân sách nhà nước, đội Quản lý nợ có báo cáo về tình

hình nợ đọng. Qua đó hàng tháng Lãnh đạo cũng có đủ cơ sở để đánh giá việc hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của các đội.

Chi cục thuế thường xuyên tổ chức đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ: quý và năm thể hiện qua bảng chấm điểm thi đua của từng cá nhân sau đó họp đội để đánh giá lại theo ý kiến tập thể và sau cùng là đưa ra hội đồng thi đua để xem xét đánh giá. Bảng chấm điểm thi đua được thể hiện đặc thù cho từng loại hình chức năng của các đội như đội Kiểm tra, đội Kê khai – Kế toán thuế, đội Nghiệp vụ - Dự toán ….

Như vậy qua từng kỳ đánh giá nhận xét thì từng cá nhân, tập thể đội và ban lãnh đạo cũng sẽ phải rút ra những vấn đề còn thiếu sót và cần phải khắc phục hơn nữa trong công tác quản lý để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụđược giao.

3.6.2 Đối với đối tượng nộp thuế

NNT nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế và thủ tục hành chính (TTHC) thuế. Chính sách thuế, TTHC thuế được công khai tại các cơ quan thuế, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, tờ rơi, sách hướng dẫn, trang tin điện tử ngành thuế, đài phát thanh, truyền hình . . . để NNT biết và dễ dàng thực hiện; đồng thời, kiểm soát việc thực thi theo đúng quy định, trình tự, tránh sự tùy tiện gây phiền hà cho NNT. Các giải pháp về cải cách thể chế làm thay đổi mạnh mẽ trong việc ban hành và thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện, làm giảm chi phí tuân thủ và NNT có thể thực hiện các thủ tục hành chính thuế qua phương tiện điện tử như đăng ký thuế, kê khai thuế qua mạng internet, tra cứu thông tin về thuế miễn phí . . .

Chi cục thuế cũng đã đưa ra một số phiếu khảo sát gợi cho các doanh nghiệp và sau khi thu hồi lại đã tiến hành thống kê và đánh giá lại mức độ hài

lòng của doanh nghiệp. Cụ thể: đội Nghiệp vụ - Hỗ trợ tiến hành phát các phiếu khảo sát gởi cho các doanh nghiệp trong các buổi tập huấn để nắm bắt những thông tin về tâm tư nguyện vọng và sự hài lòng của người nộp thuế đối với các dịch vụ thuế được cung cấp tại cơ quan thuế. Phiếu khảo sát được phát ra vào đầu giờ và được thu hồi lại sau cuối giờ để thống kê và đánh giá lại nhằm rút ra những thiếu sót cần phải được chấn chỉnh và khắc phục. Đối với các đội Kiểm tra thì sau lần kiểm tra tại doanh nghiệp thì gởi cho doanh nghiệp bảng khảo sát về thái độ, năng lực… của đoàn kiểm tra. Ngoài ra, Chi cục thuế cũng có hộp thư góp ý, phòng tiếp dân để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những động thái trên chỉ phần nào thể hiện được tính tích cực, tính cầu thị của cơ quan thuế nhưng kết quả khảo sát chắc chắn cũng sẽ ít nhiều chưa mang tính khách quan.

3.6.3. Chế độ thưởng phạt đối với cán bộ thuế

Như đã giới thiệu ở trên, Chi cục thuế mặc nhiên đã và đang có một bộ phận cán bộ công chức chủ chốt có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cao được công chức trong cơ quan tín nhiệm đề cử các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan. Và đây sẽ là một nhóm sẽ có cuộc đánh giá về chất lượng và góp ý khách quan qua các cuộc họp nhất là các cuộc họp giao ban để tham mưu cho lãnh đạo qua đó sẽ có những chỉ đạo cụ thể theo từng vụ việc cho từng đội thực hiện. Qua các kỳ xem xét thi đua thì hội đồng thi đua cũng lại là nhóm cán bộ chủ chốt trên tham gia việc mổ xẻđánh giá chất lượng cho từng tập thể đội, từng cá nhân qua đó có chế độ khen thưởng và các danh hiệu bình bầu để tôn vinh những công chức có nhiệt huyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

3.7 Một số giải pháp hỗ trợ khác

Công tác quản lý thuế đã được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, bao quát được các nguồn thu, giảm thiểu tối đa thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào NSNN; đồng thời kiểm soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Ý thức chấp hành pháp luật của NNT cũng được nâng cao hơn qua thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.

Ngành thuế tập trung vào việc hoàn thiện thể chế thuế, TTHC thuế theo hướng đơn giản minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong thực hiện pháp luật thuế, giảm chi phí thực hiện TTHC thuế; đồng thời chú trọng xây dựng, hiện đại hoá các nền tảng quản lý thuế, cả về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và cơ sở vật chất, cụ thể:

- Đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC thuế thực hiện cơ chế liên thông nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp và người dân. Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế theo hướng sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế chi phí của người nộp thuế; thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế kinh doanh dưới ngưỡng tính thuế GTGT và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế đất phi nông nghiệp; Phối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội nghiên cứu cơ chế phối hợp thu thuế TNCN, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội, nâng cao hiệu quả thu và quản lý nguồn thu từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bảo vệ quyền lợi của người lao động.

- Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế nghiên cứu áp dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; công khai các thủ tục hành chính quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử ngành thuế để NNT biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế. Hoàn thiện bộ phận “một cửa” đảm bảo phục vụ tốt người nộp thuế thực hiện TTHC thuế; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện TTHC thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của NNT, đồng thời cộng đồng xã hội nhận thức được công tác thuế là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

- Đổi mới và tăng cường năng lực công tác kiểm tra, giám sát đối với NNT xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với NNT trên cơ sở quan lý rủi ro, nhằm giảm bớt phiền hà cho NNT, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ pháp luật thuế, góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT và đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế; tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.

- Tập trung xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp chuyên sâu, trung trực, trong sạch; tăng cường kiểm tra giám sát thực thi công vụ để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính và liêm chính của cán bộ, công chức thuế.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế, phát triển ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế mở rộng diện DN thực hiện các TTHC thuế như đăng ký thuế, nộp thuế, hoàn thuế . . . qua hình thức điện tử; hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế, mã số hải quan thống nhất nghiên cứu kết nối thông tin, từng bước tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu thuế, quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp với cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của cơ quan quản lý tài nguyên môi trường; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sởứng dụng CNTT đảm bảo thống nhất

có tính liên kết cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.

3.7.2 Các giải pháp khác

Để thực hiện tốt việc áp dụng mô hình TQM vào công tác quản lý thuế ngoài những vấn đề đã được nêu ở trên, còn có một số kiến nghị sau:

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Đẩy mạnh công tác trẻ hóa đội ngũ công chức có năng lực, có nhiệt huyết với ngành thuế để tạo thành đòn bẩy nâng cao công tác quản lý thuế ngày càng hiệu quả hơn.

- Tiến hành các cuộc khảo sát ý kiến người nộp thuế đối với dịch vụ thuế, chính sách thuế để có cơ sở đánh giá và chấn chỉnh công tác quản lý thuế khoa học hơn.

- Tăng cường công tác công nghệ thông tin vào ngành thuếđể công tác quản lý trực tiếp, công tác phối hợp được mau chóng, cũng như nắm bắt thông tin người nộp thuếđược chính xác và kịp thời.

- Tuyên truyền và bắt buộc các công chức ngành thuế phải tham gia vào công cuộc cải cách nâng cao chất lượng quản lý ngành thuế qua việc áp dụng mô hình TQM vào công tác quản lý thuế và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

- Phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng làm việc nhóm vì muốn tổ chức hoạt động có hiệu quả thì mọi bộ phận của tổ chức phải hợp tác tốt với nhau.

- Hình thành các nhóm chất lượng hoạt động trên cơ sở khuyến khích mọi người tham gia vào cải tiến liên tục.

- Giữ vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ an toàn.

- Quản lý khoa học trên cơ sở các dữ liệu thực tế chính xác, logic, rõ ràng và đúng lúc đồng thời lưu trữ hồ sơ một cách có khoa học để sử dụng.

- Hàng quý, hàng năm Ban Lãnh Đạo nên tổ chức lễ ký kết giao ước thi đua để phát động phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch được giao cũng như cam kết bằng văn bản của toàn thể lãnh đạo và mọi người trong tổ chức hiểu được tại sao họ phải làm chất lượng, tạo được sự đồng tình nhất trí của mọi người để cùng thực hiện.

- Khơi dậy sự sáng tạo, tinh thần tập thể và ý thức của mọi thành viên trong tổ chức, tinh thần hợp tác nhóm, chủđộng góp ý kiến cải tiến chất lượng.

- Tạo được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng coi khách hàng là một bộ phận kéo dài không thể thiếu. Cần phải có chính sách khuyến khích để khách hàng thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi về các dịch vụ Chi Cục Thuế Phú Nhuận cung cấp.

- Phải luôn coi trọng vấn đề giáo dục và đào tạo “quản lý chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc bằng đào tạo, lấy đào tạo làm hạt nhân xoay quanh chất lượng”. Ởđây không đơn thuần chỉ là đào tạo mà phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục, thuyết phục để nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức tự giác và lòng nhiệt thành vì mục tiêu của tổ chức. Đào tạo ở đây gồm hai vấn đề cơ bản là đào tạo kiến thức về chuyên môn và đào tạo kỹ năng kiến thức về chất lượng và quản lý chất lượng.

KT LUN

CCHC và hiện đại hóa trong ngành thuế hiện nay là một trong những mục tiêu hàng đầu đưa vào công tác quản lý thuế. Chính vì vậy ngành thuế luôn cải tiến để nâng cao chất lượng quản lý thuế nhằm gia tăng mức độ hài lòng của người nộp thuế và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm.

Hiện nay một số cơ quan thuế đã áp dụng ISO trong quản lý thuế đối với một số lĩnh vực như: Tuyên truyền – Hỗ trợ, Kê khai…. Tuy nhiên, việc áp dụng này chủ yếu là tuân theo một số chuẩn mực đã được đề ra tạo nên một sự cứng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế (2).pdf (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)