CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo (Trang 25 - 27)

 Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính (ví dụ những năm 1999-2002 và hiện nay), giá nông sản xuống thấp, Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ cho nông dân cũng như nhà xuất khẩu bằng việc thu mua gạo can thiệp thị trường trong nhóm "hộp hỗ phách" khuyến khích nông dân yên tâm trồng lúa để đảm bảo diện tích trồng lúa không bị thu hẹp, nguồn cung dồi dào và giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tiếp tục hoạt động giữ vững thị phần.

 Nền tảng cơ bản cho sự phát triển của quốc gia và của tổ chức là ở sự phát triển con người. Với đà phát triển kinh tế nhanh chóng của VN, việc phát triển vốn nhân lực cần được quan tâm một cách đích đáng nhất để đảm bảo tài sản này phát triển song song và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của Việt Nam.  Cần phân cấp thực hiện cũng như sớm hoàn chỉnh liên kết mạng lưới thông tin

(Chính phủ điện tử) giữa các cơ quan thông tin ở địa phương cung cấp các thông tin tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh và các cơ quan thông tin trung ương cung cấp thông tin vĩ mô phục vụ hoạch định và điều hành kinh tế vĩ mô. Bởi vì "Một dự báo tốt, chính xác sẽ giúp đưa ra một chính sách tốt. Và càng hiệu quả khi nó được tham mưu và thực hiện đúng thời điểm, đúng mức. Nhưng cũng vẫn là chính sách đó, khi không được đưa ra kịp thời, không được

thực hiện đúng mục đích thì lại trở thành rào cản”. Điều này giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” có thông tin chính xác, kịp thời nhanh chóng để đưa ra những chiến lược hợp lý tận dung tối đa cơ hội cũng như thế mạnh của mình. Từ đó sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận, nó không những giúp nâng cao đời sống người dân, cải thiện nạn thất nghiệp mà còn giúp đóng góp vào ngân sách nhà nước, khẳng định sự uy tín về xuất khẩu “gạo” của Việt Nam trên thị trường thế giới.

 Nhà nước cũng như những bộ phận chức năng liên quan cần có những chính sách cũng như chiến lược phù hợp với xu hướng hiện đại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tốt nhất là nên lắng nghe sự góp ý và quan tâm hơn nữa đến thực trạng của các nhà xuất khẩu “gạo” để đưa ra các chính sách được sự hưởng ứng nhiệt tình, có lợi cho nhà xuất khẩu và khuyến khích họ phát triển để đạt kết quả tốt hơn.

 Để đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân Chính phủ và VFA nên có chủ trương thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này nên được hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗ trợ sẽ đến tận tay người dân. Ưu tiên số một là hỗ trợ công tác nghiên cứu đất, thuốc trù sâu, biện pháp xử lý nước ngập mặn, sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho nông dân vì hiện nay tỉ lệ lúa giống xác nhận gieo sạ còn rất thấp. Ngoài ra, quỹ nên có thêm sự hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản... hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo. Bên cạnh đó, VFA cần có thêm việc hỗ trợ máy tính cho hơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa. Không những thế chính phủ hoặc VFA cần có kế hoạch và biện pháp để tránh tình trạng thương lái ép giá khi mua lúa của nông dân, VFA nên chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tổ chức lực lượng thương lái và các nhà máy xay xát trở thành vệ tinh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tăng lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cũng như có nguồn lực đầu vào ổn định.

 Do đại đa số nông dân Việt Nam làm ăn cá thể mạnh ai nấy làm, cho nên dù có cùng cánh đồng nhưng quá nhiều giống lúa. Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” cần chung lưng với nông dân tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn đặc biệt là loại gạo tầm chung để có thể chủ động về sản lượng. Có vậy sẽ tạo được thương hiệu cho gạo Việt Nam bởi chủ động được chất lượng gạo đồng đều, thuần chủng khắc phục được việc “gạo” nước ta bị ép giá, hay chất lượng “gạo” kém bị trả lại…

 Làm thế nào để giá gạo của Việt Nam không còn là thấp nhất thế giới. Muốn thế thì phải đặt điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải ký hợp đồng với một lượng nông dân nhất định hoặc với đại diện nông dân về sản lượng cũng như chất lượng, để đảm bảo trách nhiệm của người thu mua với nông dân, tránh những rủi ro nghiêng nhiều về nông dân như hiện nay. Điều này không những làm cho người dân có niềm tin, yên tâm canh tác, sản xuất, đảm bảo được mức sống cho họ như vậy doanh nghiệp xuất khẩu không phải lo ngại về nguồn cung ứng đồng thời chất lượng cũng được nâng cao hơn, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w