Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (2).pdf (Trang 47 - 48)

Có ba nhóm sản phẩm có thể thay thế, bao gồm sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm thủy - hải sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật, cụ thể như sau:

- Sản phẩm nhập khẩu: Tính chung năm 2010, Việt Nam đã chi 103,1 triệu USD cho nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, tăng 2,9% so với năm 2009. Có thể

thấy, nhập khẩu thịt của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trở lại kể từ tháng 8/2010 do lúc này thị trường thịt trong nước đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh tai xanh trên đàn heo(14). Thịt nhập khẩu đang có các ưu thế về kênh phân phối đang ngày càng mở rộng; sự tiện dụng trong chế biến cho người sử dụng; sự liên thông giữa thị

trường nội địa với thị trường quốc tế, lượng nhập khẩu tăng nhanh khi sản xuất trong nước gặp biến động. Sự phát triển thịt đông lạnh ngoại nhập đã hình thành các đơn vị

chuyên kinh doanh mặt hàng này như Good Food (Đài Loan), Vinafood.... sẽ cạnh tranh gay gắt với mặt hàng thịt tươi sống nội địa về tiêu thụ trực tiếp cũng như cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm chế biến. Chính phủ có ban hành các chính sách để hạn chế nhập khẩu thịt chất lượng thấp, đây có thể là những yếu tố hỗ trợ cho ngành chăn nuôi nội địa. Tuy nhiên, vấn đề là phụ thuộc vào mức độ thực thi của chính sách đến đâu.

- Sản phẩm thủy - hải sản: Khi dịch bệnh xảy ra ở gia súc, gia cầm, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển dần từ thịt heo, thịt gà sang những loại thực phẩm khác chẳng hạn như thủy - hải sản để tránh dịch bệnh.

- Sản phẩm có nguồn gốc thực vật: Đểđảm bảo sức khỏe, ngày càng có nhiều người có xu hướng chuyển sang sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay thế

thịt hoặc sản phẩm từ thịt, do đó tạo áp lực nhất định đối với các nhà sản xuất sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (2).pdf (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)