Được xem là một công cụ của chính sách quản lý kinh tế, các chính sách thuế phải hướng vào thực hiện các mục tiêu tổng thể của chính sách kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ X của Việt Nam đề ra: “Giữ vững và củng cố môi trường hòa bình, tạo các
điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn nữa, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”.
Tuy nhiên, với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội, nên vấn
đề xuyên suốt của chính sách thuế là phải thực hiện các mục tiêu có tính đặc thù, đó là:
− Giữ kỷ luật tài chính tổng thể để lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô. Nguồn thu từ thuế phải có khả năng tài trợ các nhu cầu chi tiêu cần thiết ngày càng tăng của Chính phủ mà không phải viện đến sự vay mượn quá mức của khu vực công.
− Nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững và thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo.
− Thuế phải là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực. Thuế đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội trên cơ sở thực thi một chính sách thuế minh bạch, công bằng, có tính luật pháp cao cũng như phù hợp với các
đối tượng, các lĩnh vực mà nó tác động cũng như chi phối.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thuế còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản. Hệ thống chính sách thuế chưa thực sựđồng bộ, còn phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách xã hội. Công tác quản lý thuế còn nhiều mặt hạn chế cả về cơ chế quản lý, công nghệ
quản lý, bộ máy và cán bộ quản lý. Vì vậy phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế để
định hướng đến năm 2020, Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, hàng năm có thêm hàng hàng doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời; quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tiên tiến và hiện đại, đòi hỏi hệ thống thuế phải tiếp tục
được cải cách phù hợp với quá trình hiện đại hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, cùng với hệ thống chính sách thuế nói chung thì chính sách về thuế
nhà thầu cũng cần phải thay đổi với mục tiêu chung trên:
− Là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng nói riêng cũng như các lĩnh vực ứng dụng khác nói chung, qua đó tạo nên một bức tranh chung cho toàn xã hội.
− Phải đảm bảo được nguồn thu vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích lũy phục vụ sự nghiệp chung của đất nước.
− Tạo ra một môi trường pháp luật bình đẳng và công bằng giữa các bên trong quá trình thực hiện các nội dung có liên quan. Áp dụng hệ thống thống nhất cũng như mối quan hệ giữa các văn bản pháp lý, tránh tình trạng không đồng nhất. − Tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý
thuế, tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ người nộp thuế. Đặc biệt, các quy định về thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo hợp lý, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế, vừa không gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế.