Hoàn thiện cơ chế quản lý giá

Một phần của tài liệu Quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam.pdf (Trang 74 - 75)

Nguồn xăng dầu tiêu thụ trong nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, quản lý xăng dầu nội địa lại càng phải phù hợp với sự vận động của thị trường xăng dầu thế giới.

Cần chuyển đổi cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu nước ta cho phù hợp với thị trường xăng dầu quốc tế; từ bỏ hẳn cơ chế bao cấp, định giá, quản lý theo kiểu hành chớnh đối với kinh doanh xăng dầu. Cần chuyển kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có điều tiết. Dù giá xăng dầu thế giới biến động hàng ngày, hàng giờ nhưng thị trường xăng dầu trong nước cần được ổn định. Vừa không định giá xăng dầu trong nước cố định một cách cứng nhắc tách rời giá xăng dầu quốc tế, vừa không để giá xăng dầu trong nước nhảy múa theo biến động hàng ngày của giá xăng dầu quốc tế.

Kiểu định giá hành chính (đăng ký – phê duyệt) rất khó thích ứng với những thời kỳ giá thế giới có biến động lớn, nhất là khi tăng giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh giá để đối phó tình trạng biến động giá, bù lỗ kinh doanh,... Kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường nhưng do xăng dầu là hàng hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất và đời sống nên thị trường xăng dầu cần có cơ chế điều tiết bảo đảm ổn định thị

trường, cân đối cung - cầu về xăng dầu cho nền kinh tế. Việc điều tiết cần được hình thành bằng một hệ thống chính sách và công cụ kinh tếđể phát huy vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, trước hết là đối với những doanh nghiệp lớn trong sản xuất, xuất - nhập khẩu và phân phối xăng dầu, Nhà nước chỉđiều chỉnh ở thời điểm cần thiết.

Ngoài ra, cần thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp và người dân phải hiểu được và cùng thích ứng với những sự tăng giảm thất thường của giá xăng dầu.

Về giá cơ sở, Theo nghị định 84/2009 NĐ-CP quy định cho tất cả các đầu mối chi phí kinh doanh định mức tối đa 600 đ/lít là không hợp lý do những yếu tố chính phân tích ở trên dẫn đến chi phí đầu vào khác nhau, giá vốn khác nhau, không lấy chi phí đầu vào của doanh nghiệp thấp nhất làm cơ sởđiều hành dẫn đến các doanh nghiệp không có điều kiện tiên tiến tương đương thì rất khó khăn, chi phí các doanh nghiệp khác nhau hình thành giá 1 lít xăng dầu khác nhau; việc trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giữa các doanh nghiệp khác nhau: đối với những doanh nghiệp tiêu thụ với số lượng lớn sẽ trích được quỹ nhiều và ngược lại.

Bên cạnh đó, cần xem xét lại quy định dự trữ 30 ngày vì chúng ta đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng đáp ứng được 25-30% nhu cầu và cũng không lấy giá bình quân 30 ngày làm cơ sở cho việc điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bởi chu kỳ tiêu thụ các đầu mối khác nhau mà cần dựa vào sức tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp cụ thểđể quy định các chu kì tiêu thụ cho các doanh nghiệp tự quyết định, làm được như vậy việc giảm giá sẽ được thực hiện rất nhanh và linh động vì khi một vài doanh nghiệp có lãi sẽ tự khắc điều chỉnh xuống để cạnh tranh thị trường và lập tức các doanh nghiệp khác sẽ phải hạ theo; việc tăng giá sẽ khó khăn hơn vì các doanh nghiệp phải nhìn nhau, doanh nghiệp nào tăng giá trước thì đồng nghĩa với việc không tiêu thụđược hàng...

Một phần của tài liệu Quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam.pdf (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)