Tính khoa học

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.pdf (Trang 79)

Lợi thế tự nhiên:

Căn cứ vào vị trí địa lý của khu vực và điều kiện tự nhiên của vùng quy hoạch mà thiết lập TT phân phối sao cho vốn đầu tư ban đầu thấp, nằm ở vị trí trung tâm của các kênh phân phối hay dọc tuyến đường vận chuyển, hệ số tương quan đánh đổi thấp, có nhiều phương án vận chuyển thay thế khi xảy ra đột biến mà không ảnh hưởng xấu đến các biến số khác.

Mô hình Quản trị Logistics tích hợp.

Xây dựng hệ thống Logistics khoa học liên quan đến việc điều tiết hàng hóa sao cho tổng chi phí Logistics tối thiểu, hệ thống Logistics phải được xây dựng nhằm mục

đích hợp nhất vận chuyển và nhà kho, các phương tiện vận chuyển phải chạy tròn tuyến, thời gian và quãng đường chạy rỗng phải thấp nhất, do vậy cần thiết lập các TT phân phối ở vị trí có thể phân phối và có thể tiếp nhận được hàng về nơi xuất phát đồng thời thiết kế mô hình TT Logistics ĐPT (Multimodal Logistics Center) nhằm nội bộ hóa các tác nghiệp thành chuỗi liên kết giảm các chi phí tác nghiệp.

Vấn đề đa dạng hóa các liên kết hệ thống bằng kênh trung chuyển nhằm mục đích phát huy tính năng động của các phương thức vận chuyển, giảm thiểu rủi ro do thiếu phương thức thay thế khi có khủng hoảng.

Chi phí xã hội :

Khi thiết lập hệ thống Logistics cần giảm thiểu được chi phí xã hội, nó bao gồm chi phí trực tiếp cho hệ thống Logistics- Elog và chi phí ngoại bộ là các phí tổn bên ngoài phải trả cho hệ thống Logistics: Ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông…

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.pdf (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)