Biện pháp đốc thu thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Hải quan TP. Hồ Chí Minh.pdf (Trang 55 - 56)

II/ Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan TP.HCM

1. Giới thiệu về Cục Hải quan TP.HCM

2.2.2.1. Biện pháp đốc thu thuế

- Hàng ngày cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra trên chương trình quản lý nợ

thuế, trường hợp đã đến hạn nộp thuế nhưng DN chưa nộp thì tiến hành gọi điện thoại nhắc nhở, lập giấy mời giám đốc DN đến để làm việc về số thuế DN chưa

đóng. Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng quá thời hạn DN chưa có sản phẩm xuất khẩu thì tiến hành yêu cầu doanh nghiệp nộp số

thuế nguyên vật liệu vào tài khoản tạm thu của Hải quan mở tại Kho bạc, nếu DN không thực hiện Doanh nghiệp sẽ không được hưởng ân hạn thuế cho các lô hàng tiếp theo.

- Năm ngày trước thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo qui định ( 90 ngày kể từ ngày quá hạn nộp thuế) cơ quan Hải quan phải gửi thông báo đốc thu đến Doanh nghiệp, nếu quá ngày thứ 90 doanh nghiệp không làm thủ tục thanh khoản, không nộp thuế thì buộc phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

- Hàng tuần Cục Hải quan TP.HCM đều tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề, họp tổ đốc thu để xử lý vướng mắc, thực hiện thống nhất công tác thu thuế và chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi nợ đọng trong toàn Cục HQ TP.HCM. Phân tích, theo dõi chặt chẻ tình hình diễn biến nợđọng, chủ động mọi biện pháp để xử lý và thu hồi nợđọng, trao đổi và học tập Hải quan các tỉnh về các biện pháp thu hồi nợ đọng.

- Thực hiện kiên quyết các biện pháp theo qui định đối với các Doanh nghiệp có nợ đọng như: cưỡng chế thuế, đăng báo, trích tài khoản ngân hàng, tiến hành khởi tố…

- Phối hợp tốt với Cục thuế Thành phố, Công an, Kho bạc Nhà nước… để

thu hồi nợ.

- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài đểđăng tải thông tin các Doanh nghiệp nợ chây ỳđể tạo thêm áp lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Hải quan TP. Hồ Chí Minh.pdf (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)