Thực trạng thị trường sau bong bóng đầu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 40 - 46)

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứ u

2.1.2.Thực trạng thị trường sau bong bóng đầu cơ

Và rồi, thị trường đi xuống. Bên cạnh thị trường tất yếu điều chỉnh sau một thời gian đi lên, việc "nhà nhà" đồng loạt phát hành thêm cổ phiếu đã pha loãng giá. Cùng với diễn biến này, còn có thêm hàng loạt các công ty lần lượt lên sàn, đặc biệt dồn dập vào cuối năm, đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho thị trường chứng khoán tụt dốc liên tục. Chỉ số

VnIndex từ 1.170 điểm (12/3/2007) xuống còn 883 điểm (06/8/2007) chỉ số

HASTC từ trên 450 điểm (09/3/2007) xuống còn 254,3 điểm (06/8/2007). Thị

trường chứng khoán TPHCM kết thúc phiên cuối cùng của năm 2007 với chỉ số

chứng khoán VN-Index dừng lại ở 927,02 điểm. Con số này thực ra cũng đã ghi nhận thị trường có một bước tăng trưởng so với cuối năm 2006 với mức tăng 25%. Tuy nhiên, những tác động về mặt chính sách, nguồn vốn, cung cầu... và đi kèm theo đó là những cơn "nóng, lạnh" của thị trường đã không khỏi làm những nhà đầu tư lo ngại. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ bước vào năm mới 2008 với một tư thế lạc quan hơn, bỏ lại sự trầm lắng đè nặng thị trường trong những tháng cuối cùng của năm qua.

Hình 2.2: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008Hình 2.2: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 Hình 2.2: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008

Trong quí I, VN-Index có 9 phiên giảm điểm liên tục từ ngày 14/3/2008 đến ngày 26/3/2008 cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm cho VN index mất 26,1% điểm so với ngày 14/3/2008. Trong khi trong quí I, VN-Index mất 43,9%

điểm so với đầu năm (921,07 từ ngày 2/1/2008). Đáy của quí I là 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008.Trong quí 2 cả khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều giảm và là quý có tính thanh khoản kém nhất trong năm (bình quân mỗi phiên giao dịch với khối lượng 5.942.920 cổ phiếu). Cũng trong quý này VN-Index có 25 phiên giảm điểm liên tục từ 5/5/2008 đến 11/6/2008 với 28,9% điểm bị mất so với 5/5/2008 trong khi cuối quý giảm 23,5% so với đầu quý. Đáy của quý 2 là 366,02

điểm vào ngày 20/6/2008. Quý 3, VN-Index có tính thanh khoản cao nhất trong năm với khối lượng giao dịch bình quân là 17.486.971 cổ phiếu. Trong quý 3, VN- Index thiết lập đỉnh trong 10 phiên tăng điểm liên tục với mức gía đóng cửa là 561,85 vào ngày 27/8/2008. Đáy của VN-Index trong quý 3 với mức giá đóng cửa là 409,61 điểm vào ngày 1/7/2008. Trong 10 phiên tăng điểm liên tục đã giúp VN- Index tăng 18,08% so với ngày 5/8/2008. Quý 4, VN-Index với xu hướng tiếp tục giảm điểm với đáy là 286.85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008. Đáy của quý này giảm 29,97% so với đáy của quý 3 và giảm 21,63% so với

đáy của quý 2. VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là 315,62 điểm giảm 73,04% so với đỉnh của VN-Index (giá đóng cửa ngày 12/3/2007 với 1170,67 điểm và giảm 65,73% so với ngày đầu năm 2008.

Theo HSBC cho rằng, năm 2008 thị trường Việt Nam “tệ” nhất Châu Á.Thị

trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng trở nên nhỏ bé và không còn được giới đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều như trước đây. Năm 2008, tính theo USD, VN-Index sụt mất 69%, mức giảm tồi tệ nhất trong số các thị trường chứng khoán ở

châu Á. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á, trừ Nhật Bản, chỉ giảm có 53% trong năm qua. Trong 6 tuần cuối năm, các thị trường thuộc chỉ số MSCI châu Á - trừ Nhật - phục hồi 23%, trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm 6%.

Các chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra khỏi tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư tổ chức của nước ngoài. Hiện không có một doanh nghiệp nào niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị

vốn hóa trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể mua thêm cổ phiếu.

Vậy liệu trong năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vực dậy

được không? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết.

Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 đã diễn ra trong sự ngập ngừng và giá trị khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 7/2008 đến nay.

Hình 2.3: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm2009Hình 2.3: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm2009 Hình 2.3: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm2009

Thị trường chứng khoán năm 2009 mở đầu với một phiên giao dịch có thể coi là tẻ nhạt khi rất ít nhà đầu tư tham gia giao dịch. Tổng giá trị khớp lệnh sàn HOSE chỉđạt 115,5 tỷđồng và sàn HASTC đạt 62,5 tỷđồng. VN-Index chào năm mới với mức 313,34 điểm, giảm 2,28 điểm; HASTC-Index giảm 0,65 điểm xuống mức 104,47 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu tháng 2/2009 với những nỗ lực khá lớn của Chính phủ như giảm 50% thuế VAT cho nhiều ngành hàng, hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp từ gói hỗ trợ 17.000 tỷ đồng, lãi suất cơ bản giảm từ 8,5% xuống 7%... khiến các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất cho vay. Một số ngân hàng lớn đã hạ lãi suất cho vay xuống 8%. Nếu tính cả phần hỗ trợ 4% của Nhà nước thì doanh nghiệp vay vốn từ 1/2/2009 đến 31/12/2009 chỉ phải trả lãi suất 4%/năm. Hiện nay nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất xuống với lượng vốn khả dụng hiện nay được cho là tương đối dồi dào.

Tuy nhiên, những cố gắng đó của Chính phủ diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh cộng với mùa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2008 của các doanh nghiệp với mức sụt giảm lợi nhuận rất mạnh; những số

liệu kinh tế vĩ mô trong tháng 1/2009 cho thấy viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2009 hết sức khó khăn. Tuần qua đã có rất nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu công bố kết quả kinh doanh năm 2008. Trong đó, cá biệt có doanh nghiệp niêm yết lỗ tới 450 tỷ đồng. Còn lại, số doanh nghiệp thua lỗ trên thị trường chứng khoán trong năm 2008 chiếm tỷ lệ rất lớn.

Trước những tác động quá lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tâm lý nhà đầu tư trong nước dường như không còn chịu tác động nhiều bởi các chính sách vĩ mô vì nó chưa mang lại kết quả ngay lập tức cho doanh nghiệp. Những điều mà nhà đầu tưđang nhìn thấy trước mắt là hậu quả của cuộc khủng hoảng trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phát hành. Chính vì vậy, liên tiếp trong những ngày vừa qua trên cả hai sàn niêm yết đã có 5 lần chỉ số chứng khoán bị phá đáy. Chỉ đến phiên cuối tuần thị trường mới nhen nhóm phục hồi nhưng cũng chưa có gì

mà đến thời điểm tháng 2 này còn rất nhiều doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính với khả năng thua lỗ vẫn còn nhiều.

Các quỹ đầu tư trong và ngoài nước hiện đang co lại danh mục, các công ty chứng khoán gặp muôn vàn khó khăn, ¾ công ty chứng khoán niêm yết đã lỗ từ 130 - 450 tỷ đồng trong năm 2008. Các doanh nghiệp niêm yết quay trở lại với công việc kinh doanh chính của mình. Tính đến thời điểm tháng 12/2008, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng 4,6 tỷ USD, giảm gần 4 tỷ USD so với thời điểm đầu năm 2008 - thời điểm giá trị

danh mục đầu tư lớn nhất. Đây là những yếu tố có thể khiến thị trường còn nằm trong tình trạng ảm đạm trong một thời gian dài.

Mặc dù còn nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng những ngày đầu tháng 3 (đặc biệt là trong tuần từ 9/3 đến 13/3) với đợt tăng giá ngắn hạn đã phần nào giải tỏa tâm lý của nhà đầu tư. Thậm chí không ít người đã nghĩ đến một tương lai tươi sáng, khi VN-Index vượt qua mức 300 điểm trong thời gian tới. Kết thúc tuần giao dịch từ 09/03/2009 đến 13/03/2009, trên sàn HOSE có 4 phiên tăng, 1 phiên giảm.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, thứ Sáu ngày 13, chỉ số VN-Index dừng lại ở

mức 251,44 điểm, tăng 5,74 điểm (tương đương tăng 2,34%) so với phiên cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 69.510.140 đơn vị, tăng 71,07% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 1.192 tỷđồng, tăng 57,88%.

Cùng chung nhịp đập với người anh em phía Nam, sàn Hà Nội cũng có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm sau một tuần giao dịch sôi động. Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/03, chỉ số HaSTC-Index dừng lại ở mức 88,67 điểm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số HaSTC-Index tăng 4,08 điểm, tương đương tăng 4,82%. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 38.621.600 đơn vị, tăng 85,60% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 680,46 tỷđồng, tăng 78,24%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, thị trường đang đi theo chiều hướng của một số cổ phiếu vừa công bố các dự báo lợi nhuận khá lạc quan trong năm 2009 hoặc các mã vừa công

bố lợi nhuận 2 tháng đầu năm. Thời điểm đại hội đồng cổ đông đang đến gần, triển vọng lợi nhuận năm 2009 và các chỉ số tài chính cơ bản của các công ty sẽ là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Các luồng thông tin gần đây nhìn chung khá tốt và sẽ có ảnh hưởng tốt lên tâm lý trong ngắn hạn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, thị trường đang thực sự có một sự hồi phục ngắn hạn và tâm lý thị

trường hiện nay đủ mạnh để tiếp tục sự khởi sắc này ít nhất là trong vài phiên tới. Mặc dù việc nhà đầu tư nước ngoài bán ra vẫn là lo lắng của nhiều người, tuy nhiên chỉ có 1-2 tổ chức bán ra và tập trung chủ yếu vào một vài mã bluechips. Điều đáng ngại là việc khối ngoại không mua vào, do đó chưa đủ để thay đổi được xu hướng của thị trường. Mặc dù trong hai ngày cuối tuần, thị trường đã chứng kiến sự ngập ngừng cũng như trạng thái xả hàng để hiện thực hóa lợi nhuận của nhiều nhà đầu tư, nhưng thị trường cũng nhận được những sự hỗ trợ đáng kể từ phía những người mới gia nhập thị trường, những nhà đầu tư đang nóng lòng muốn nắm giữ cổ phiếu sau một thời gian ngồi nhìn thị trường. Do đó, thị trường vẫn có đủđộng lực để có thể đẩy giá cao hơn nữa trong ngắn hạn. Một số lời khuyên trong các báo cáo gần đây

đã mạnh dạn khuyến nghị nhà đầu tư mua vào trong ngắn hạn, dù trong trường hợp không chắc chắn nhất là giá sẽ có thểđược điều chỉnh nhẹ.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn thấy những thay đổi thật sự về các thông số vĩ

mô để hỗ trợ cho sự hồi phục này. Đây giống như là sự khởi đầu cho một sự khởi sắc thường thấy trong điều kiện thị trường khó khăn. Tất cả những điều này vẫn còn khá mờ nhạt và chúng ta cần có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự tiến triển trong vài phiên tới trước khi có thể dám chắc về sự khởi sắc này. Nhưng trong ngắn hạn, mọi việc có vẻđang dần tốt lên.

Vậy đâu là lời giải thích cho hiện tượng quá nóng của chứng khoán đầu năm 2007 và thật sự thị trường có bịđịnh giá quá cao thời gian đó hay không?Và nguyên nhân nào là nguyên nhân chính của việc thị trường bị định giá cao hơn giá trị thực của nó? Và tâm lý của nhà đầu tư sau giai đoạn “bong bóng đầu cơ” sẽ như thế nào?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 40 - 46)