Đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội đóng góp vào tất cả các hoạt động 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam.pdf (Trang 105 - 107)

4 Vì khích thước mẫu không đủ lớn nên biến trung bình cho các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội lãnh đạo, bên ngoài và bên trong được sử dụng cho phân tích CFA giữa nó với các khái niệm khác.

6.1.3.2  Đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội đóng góp vào tất cả các hoạt động 

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã  hội đóng góp vào tất cả  các  hoạt động  của  doanh nghiệp, trong đó đóng góp trực tiếp lớn nhất đến hoạt động đầu vào, kế  đến là hoạt động sản xuất và đầu ra. Tuy nhiên vốn xã hội còn có tác động gián tiếp  đến hoạt động sản xuất và đầu ra. Do vậy, tổng mức độ tác động (tổng tác động gián  tiếp  và  trực  tiếp)  của  vốn  xã  hội  đến  hoạt  động  đầu  ra  là  cao  nhất,  kế  đến  là  hoạt  động sản xuất và thấp nhất là hoạt động đầu vào. 

Vốn xã hội của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hoạt động đầu vào. Điều  này được giải thích là thông qua mạng lưới quan  hệ của lãnh đạo với chính quyền,  sự hỗ trợ từ các mối quan hệ với dòng họ, bạn bè giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn  trong việc tiếp cận dự án như thủ tục xin cấp phép, tìm kiếm tư vấn tốt và huy động  vốn.  Thêm  vào  đó  thông  qua  các  mạng  lưới  quan  hệ  bên  ngoài  của  doanh  nghiệp  như uy tín của  doanh nghiệp với chính quyền, các  nhà tư  vấn  và các công ty trong

cùng tập đoàn mà có thể tiếp cận các tổ chức tài chính, thông qua mối quan hệ với  khách  hàng  giúp doanh  nghiệp  huy động  vốn  từ  khách  hàng. Cuối  cùng là  sự  hợp  tác giữa các cá nhân và các bộ phận chức năng bên trong giúp doanh nghiệp chuẩn  bị tốt các thủ tục xin cấp phép và huy động vốn. 

Vốn xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất  được  giải thích thông qua  mạng lưới quan  hệ của  lãnh đạo doanh nghiệp với  dòng  họ, bạn bè, đối tác giúp doanh  nghiệp có thể tiếp cận và lựa  chọn được các nhà tư  vấn phát triển dự án tốt, thiết lập mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp trong công ty  sẽ  giúp  động  viên  nhân  viên  làm  việc  tích  cực  để  thông  qua  đó  đảm  bảo  kết  quả  thực hiện các dự án đúng tiến độ, chất lượng và chi phí. Thêm vào đó, doanh nghiệp  thiết  lập  mối  quan  hệ  tốt  với  nhà  cung  cấp  giúp  đảm  bảo  tiến  độ,  chất  lượng  các  công  trình  thông  qua  mua  được  các  nguyên  vật  liệu  đầu  vào  tốt,  nhận  giao  hàng  đúng lúc, kịp thời; thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà tư vấn để lựa chọn các nhà  tư vấn giám sát đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ công trình; sự hỗ trợ của các doanh  nghiệp trong cùng tập đoàn giúp lựa chọn tư vấn, cũng như hỗ trợ cung cấp vốn để  dự án đảm bảo được tiến độ thi công. Cuối cùng, sự hợp tác cá nhân và các bộ phận  chức năng góp phần quan trọng vào đảm bảo kết quả thực hiện dự án đúng tiến độ,  chất  lượng,  và tiết  kiệm  chi phí.  Mặt  khác  vốn  xã  hội tác động  gián tiếp đến  hoạt  động sản xuất thông qua hoạt động đầu vào. 

Vốn  xã  hội  tác  động  trực  tiếp  và  gián  tiếp  đến  hoạt  động  đầu  ra  được  giải  thích như sau: 

Thứ  nhất,  mối  quan  hệ  của cá  nhân lãnh  đạo  giúp  doanh  nghiệp  dễ  dàng  trong các hoạt động phân phối sản phẩm. Chẳng hạn như thông qua các mối quan hệ  với bạn bè, dòng họ giúp doanh  nghiệp thuận  lợi trong các hoạt động phát triển hệ  thống phân phối, thậm chí  họ có thể là  những khách  hàng của  doanh nghiệp. Lãnh  đạo doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với các đối tác kinh  doanh sẽ duy trì được  khách  hàng  hiện  hữu  và  có nhiều  cơ hội tiếp  cận được  khách  hàng  mới  thông  qua  mối liên hệ bắc cầu. Thêm vào đó, mối quan hệ của lãnh đạo với các nhân viên bán  hàng  tốt  sẽ  động  viên  họ nổ  lực tăng  doanh  số  và  mở  rộng  thị  phần.  Mặt  khác

thương hiệu cá nhân của lãnh đạo cũng góp phần tạo dựng được lòng tin của khách  hàng,  nhà  phân  phối  để  thông  qua  đó  thúc  đẩy  kết  quả  hoạt  động  bán  hàng  của  doanh nghiệp. 

Thứ  hai,  sự  hợp  tác  giữa  các  cá  nhân  trong doanh  nghiệp  sẽ  thúc  đẩy  hiệu  quả  bán  hàng.  Chẳng  hạn  như  các  nhân  viên  bán  hàng  chia  sẻ  kinh  nghiệm,  kiến  thức lẫn nhau về khách hàng, nhà phân phối để góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt  động phân phối, mở rộng thị phần. Thêm vào đó, sự hợp tác giữa các bộ phần chức  năng  tốt  sẽ  tạo  ra  hệ  thống  làm  việc  hiệu  quả,  thông  qua  đó  giảm  sự  phàn  nàn  và  tăng mức độ hài lòng cũng như lòng trung thành của khách hàng. 

Thứ  ba,  mối  quan  hệ  của  doanh  nghiệp  với  khách  hàng,  nhà  phân  phối  có  ảnh  hưởng  đến  sự  hài  lòng  và  lòng  trung  thành  của  khách  hàng,  từ  đó  ảnh  hưởng  đến  kết quả  của  các  hoạt động đầu ra. Bên  cạnh đó,  vốn  xã  hội tác  động  gián tiếp  đến hoạt động đầu ra thông qua hoạt động đầu vào và sản xuất. 

Tóm  lại,  kết  quả  nghiên  cứu  đã  cho  thấy  vốn  xã  hội  là  một  nguồn  lực  tác  động  có  ý  nghĩa  đối  với  các  hoạt  động  của  doanh  nghiệp.  Điều  này  hàm  ý  rằng  doanh nghiệp cần hoạch định sử dụng nguồn lực vốn xã hội để phục vụ cho các hoạt  động của doanh nghiệp BĐS. 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam.pdf (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)