6. Bố cục của luận văn
2.3 Tác động của chính sách chính trị, quốc phòng
Có thể nói, những chính sách về chính trị và quốc phòng mà các nhà nước quân chủ thực hiện tại Thái Nguyên đã đưa đến những tác động hai mặt: tích cực và hạn chế. Những hệ quả đó không chỉ xảy ra với cư dân Thái Nguyên trong thời gian đó mà còn để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống nhân dân cho đến tận ngày nay.
Việc thực hiện chính sách cắt cử quan lại lên trấn thủ Thái Nguyên, với việc đưa lính lên đồn thú còn tạo cơ hội cho Thái Nguyên có thêm những ngành nghề do người Kinh truyền lại, như nghề làm ngói, nghề rèn đúc, làm giấy dó, hương đốt, kéo đường làm mật v.v.. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Thái Nguyên.
8Đại Nam thực lục chép: “Ở Thái Nguyên giặc nổi. Vệ uý vệ Trương võ là Đỗ Thiên Thẩm, phó trưởng chi
Hùng Kiên là Đinh Quang Châu đánh giặc ở phố Bắc Linh chém được 20 đầu, đóng ở bảo Chợ Chu. Bọn giặc xông ra bao vây. Trấn thủ Nguyễn Đình Tuyển đem quân đến cứu. Bọn Thiên Thẩm nghe quân viện đến, mở bảo giáp đánh, chém được tả tướng giặc là Triệu Văn Thanh (người Thanh), hữu tướng giặc là Nông Á Bính (người Nùng) cùng 82 đồ đảng, bắt sống được 18 người, thu được khí giới rất nhiều. Việc tâu lên. Thưởng cho biền binh 2.000 quan tiền” [71;13]..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78
Quá trình thực hiện các chính sách về chính trị và quốc phòng không chỉ đưa đến những tác động về an ninh, chính trị và kinh tế mà còn đưa đến những hệ quả về mặt văn hóa, xã hội tại địa phương này.
Từ thời Lê - Trịnh, nhà nước cũng liên tục đưa quan lại, binh lính lên trấn trị Thái Nguyên. Những người đó thường đem theo cả gia quyến lên đây, và có người ở lại sinh sống lâu dài tại đây. Đến thời Nguyễn, triều đình thực hiện chính sách lưu quan cũng góp phần tạo nên hiện tượng di chuyển dân cư tương tự. Quá trình sinh sống của họ tại đây đã để lại những dấu ấn về mặt văn hóa, xã hội rất đậm nét trong đời sống cư dân Thái Nguyên.
Đồng thời với những đợt di chuyển dân cư của một bộ phận người Kinh lên Thái Nguyên, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng mang tính văn hóa của họ cũng được nhập vào địa phương. Từ thời Lê Sơ trở đi, ngoài Nho giáo là tư tưởng chính thống thì các tôn giáo khác cũng phát triển hơn. Nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng. Bởi lẽ, tín ngưỡng và tôn giáo là một nhu cầu không thể thiếu đối với người dân miền xuôi. Lên định cư tại Thái Nguyên - "nơi rừng thiêng nước độc" có thể gây cho họ tâm lý hoang mang, xa lạ. Bởi thế, việc xây dựng chùa chiền tại nơi đây mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng về đời sống văn hóa tinh thần và cả về chính trị. Đối với người dân từ dưới xuôi lên thì đình, chùa là nơi hướng tới của niềm tin và về mặt chính trị nó còn là biện pháp hữu hiệu để duy trì sự yên dân trong vùng.
Nhìn chung, các nhà nước quân chủ đã thực hiện khá thành công việc tập hợp nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong việc bảo vệ đất đai của Đại Việt, góp phần cùng quân dân cả nước giữ vững biên giới Đông Bắc, như lời của phò mã Dương Tự Minh: “Hoàng thượng có thể an tâm khi con trấn giữ miền biên thuỳ phía Bắc. Mỗi tấc đất của phủ Phú Lương cũng là một phần xương thịt của Đại Việt ta. Con quyết không để kẻ thù lấn chiếm”. Vua cha đã thay mặt triều đình ghi nhận và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79
truyền “Trẫm ghi nhận lời nói của con như một lời thề trước tổ tiên và trước non sông Đại Việt, con hãy ghi nhớ lời thề đó” [13;11].
Nhân dân Thái Nguyên có được những chiến công ấy vì biết đem vận mệnh của mình gắn bó với sự sống còn của quốc gia Đại Việt và quan trọng hơn là nhờ chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn của vương triều đối với đồng bào. Cơ sở chủ yếu khiến các nhà nước có được chính sách đúng đắn là do truyền thống đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong quá trình lịch sử.
2.4. Tiểu kết.
Các nhà nước quân chủ Việt Nam đã chú trọng thực hiện chính sách nhu viễn để quản lí lãnh thổ và cư dân vùng biên viễn, trong đó Thái Nguyên. Chính sách đó thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước quân chủ với các tầng lớp cư dân, đặc biệt là tầng lớp thổ tù - một tầng lớp có thế lực, uy tín, nối đời nắm quyền giữ đất, quản dân. Chính vì vậy, các nhà nước quân chủ đặc biệt quan tâm và có những chính sách mềm dẻo thích hợp nhằm thuyết phục, lôi kéo, tập hợp tầng lớp thổ tù, gạt bỏ xu hướng cát cứ, li tâm của họ khỏi nhà nước trung ương. Cũng thông qua chính sách đó nhà nước thực hiện quyền lực quản lí hành chính của mình đối với các vùng xa xôi hẻo lánh của Tổ quốc.
Trong quá trình phát triển của lịch sử từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, Thái Nguyên là vùng đất xa trung tâm, xu hướng thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền trung ương bộc lộ rõ nét. Để quản lý tốt những địa bàn xa Kinh đô, đặc biệt là các địa phương vùng cao phía bắc các nhà nước quân chủ Việt Nam đã thực hiện vừa đối xử mềm dẻo vừa có những biện pháp cứng rắn một khi các tù trưởng địa phương có ý đồ chống đối triều đình.
Chính sách kết hợp “nhu” và “cương” đựoc thực hiện ở các triều đại từ Lý - Trần cho đến triều Nguyễn nhưng thành công nhất là dưới triều Lý -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80
Trần, nó đã tạo nên sức mạnh cho khối đại đoàn kết các dân tộc trong lãnh thổ Đại Việt, giúp chúng ta giành chiến thắng trong những cuộc đụng đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần như giặc Tống hay quân Mông – Nguyên.
Chính sách thổ quan và lưu quan cũng được các nhà nước quân chủ thực hiện khá thành công, trong thời gian đầu khi mới giành quyền độc lập tự chủ, hệ thống quan lại chưa được hoàn chỉnh, việc sử dụng đội ngũ thổ quan ở vùng biên viễn đóng một vai trò quan trọng để giúp triều đình giữ đất, giữ dân. Từ thời Lê Sơ trở đi bộ máy quan lại ngày càng được kiện toàn, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách lưu quan, đến triều Nguyễn thì chính sách lưu quan được thực hiện đến tận cấp châu, huyện ở Thái Nguyên nhằm tăng cường sự quản lý của trung ương đối với vùng đất này.
Các chính sách về chính trị, quốc phòng của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên đã có tác động tích cực đến sự phát triển của Thái Nguyên nói riêng và đối với sự phát triển quốc gia dân tộc nói chung, để lại nhiều bài học thiết thực cho chúng ta hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81
CHƢƠNG 3
CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ - VĂN HOÁ 3.1. Chính sách về kinh tế.
Về nông nghiệp. Trên cơ sở phát triển ngày càng hoàn thiện của nhà nước trung ương tập quyền, các triều đại quân chủ Việt Nam nói chung đều hết sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sự quan tâm đó được biểu hiện bằng những chính sách kinh tế cụ thể như ruộng đất, xây dựng những công trình thuỷ lợi, đê điều cùng các chính sách khuyến nông khác.
Thời Lý, ở Thái Nguyên, kinh tế nông nghiệp ngoài trồng lúa (lúa nước, lúa nương) còn trồng nhiều loại cây lương thực khác. Các hoạt động kinh tế ở địa phương đều do thủ lĩnh địa phương quản lý. Tuy nhiên nhà nước Lý, Trần cũng đã ban hành nhiều biện pháp và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như chính sách khẩn hoang, chính sách ruộng đất và tổ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Năm 1089, nhà Lý cho đào sông Lãnh Canh, trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi có nói về việc này như sau: “Triều Lý sai khai sông Bình Lỗ từ Lãnh Canh đến Bình Lỗ, thông với Bình Than để tiện đi lại ở Thái Nguyên. Lại đặt bảy trạm cư dân ở Bạch Thông, Cảm Hoá để làm nơi người man di trú nghỉ. Thế là một dải sơn cước ở Thái Nguyên dần dần có thể thông hành được” [84;238]. Bảy trạm mà Dư địa chí nhắc đến là Tuyên Hóa, Vĩnh Thông, Thanh Bình, Quy Đức, Bảo Ninh, Cảm Hoá và An Dân. Tác giả Hà Văn Tấn khi hiệu đính và chú thích Dư địa chí đã đưa ra giả thuyết: so sánh câu chép của Toàn thư và Cương mục về việc vua Lê Nhân Tông “sai Tư khấu Lê Khắc Phục đốc lĩnh Bách tác chư cục, Tứ sương thiện khai vệ quân và binh dân Thái Nguyên khai sông Bình Lỗ, từ Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ, thông với Bình Than để tiện đi lại ở trấn Thái Nguyên” [23;151]. Vét sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82
Bình Lỗ để thông với Bình Than là vét sông Cà Lồ thông với sông Cầu, từ sông Cầu có thể xuống Bình Than và đi lại vùng Thái Nguyên.
Bằng chính sách trọng nông thiết thực, triều Lý đã đề ra những quy định rất chặt chẽ nhằm bảo vệ nền sản xuất như chăm sóc trâu bò, bảo vệ sức kéo. Các chính sách đó có tác dụng không nhỏ đối với nền sản xuất nông nghiệp trong nước nói chung và đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Về chính sách thuế khoá. Nhìn chung các nhà nước quân chủ Việt Nam đều có chính sách bắt buộc các tù trưởng phải nộp một số cống phẩm, sản vật của địa phương theo định kì (chính sách cống nạp) hoặc tiến hành thu thuế đối với vùng biên viễn. Năm 1013, vua Lý Thái Tổ chính thức ban hành lệ thuế trong nước, tiến hành thu thuế đối với các loại: "1. Chằm hồ ruộng đất. - 2. Tiền và thóc về bãi dâu. - 3. Sản vật ở núi nguồn các phiên trấn. - 4. Các quan ải xét hỏi về mắm muối. - 5. Các loại sừng tê ngà voi và các thứ hương thơm của người Man Lão. - 6. Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn." [50;243]. Trong sáu thứ thuế này có ba thứ thuế được thực hiện đối với vùng miền núi, đó là thuế sản vật núi rừng và ở các phiên trấn; thuế sừng tê, ngà voi và các thứ hương liệu của các dân Man Lão (dân tộc thiểu số); thuế gỗ và hoa quả ở đầu nguồn. Như vậy, theo lệ thuế năm 1013 thì cư dân miền núi phải nộp những sản vật địa phương cho nhà nước theo định kì.
Nhà Lý khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng chính sách thuế công và khai thác tài nguyên; theo lệ thuế năm 1013, cư dân miền núi phải cống nạp những sản vật địa phương cho nhà nước theo định kỳ. Triều đình một mặt ban chức tước cho các tù trưởng, phong làm thủ lĩnh trong vùng, nhưng mặt khác cũng buộc họ có trách nhiệm với triều đình bằng lệ cống phú hàng năm. “Trong năm 1117 thủ lĩnh châu Tư Nông (Phú Bình, Thái Nguyên) Hà Vĩnh Lộc dâng ngựa hồng có cựa; năm 1127 thủ lĩnh châu Tây Nông (Thái Nguyên) là Dương Tuệ dâng hai khối vàng trường thọ; năm 1129, đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83
thủ lĩnh châu Tây Nông là Hà Văn Quảng dâng hai khối vàng sống nặng 33 lạng 5 đồng cân” [49;112]. Nùng Tồn Lộc được phong làm thủ lĩnh hai châu Vạn Nhai (thuộc Võ Nhai, Thái Nguyên). Các thủ lĩnh họ Nùng hàng năm phải nộp cống phú đều đặn cho nhà Lý. Sách Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi rõ: "tháng 5 (1039), động Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên, châu Lộng Thạch, châu Định Biên tâu rằng trong bản xứ có hố bạc" [49;297]. Lúc bấy giờ, cả nhà Lý và nhà Tống đều muốn thu phục vùng đất này cũng chính vì đây là vùng đất "sản vàng bạc", nổi tiếng có nhiều vàng. Ngoài thứ kim loại quý hiếm này, các sản vật địa phương khác cũng được dâng nộp cho triều đình hàng năm.
Thời Lê Sơ song song với việc cải tổ hành chính, triều đình còn tăng cường giải quyết vấn đề kinh tế, phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp trong toàn quốc để ổn định chính trị, xã hội. Vùng đất Thái Nguyên với địa thế trung chuyển giữa đồng bằng với trung du và thượng du Bắc Bộ, lại là nơi có nhiều tài nguyên khoáng vật, rất thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp và phát triển các nghề khai mỏ. Triều đình cũng quy định những chính sách về thuế má rõ ràng và cụ thể hơn các triều đại trước, nhất là đối với việc thu thuế ở các địa phương miền núi, nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát các địa phương từ cấp thôn xã đến cấp trấn trên một số lĩnh vực đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và tình hình sở hữu ruộng đất.
Xét trong các địa phương thì Thái Nguyên là miền đồi núi, đất đai trồng trọt không màu mỡ như các địa phương vùng đồng bằng châu thổ. Nguyễn Trãi cho biết: “Ở vùng ấy, đất thì đỏ, dính, màu mỡ, ruộng thì vào hạng hạ hạ; Bạch Thông có quế, nhung, sâm và da thú. Định Hoá có bạc, đồng, chì, vàng. Huyện Đại Từ có trăn. Huyện Phổ Yên có vượn trắng. Huyện Đồng Hỷ có cá, ngọc châu và nhiều thứ” [84;239]. Cách định hạng ruộng đất trong Dư địa chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
thượng, 5. Trung trung, 6. Trung hạ, 7. Hạ thượng, 8. Hạ trung, 9. Hạ hạ. Như vậy đất ruộng ở Thái Nguyên được xếp vào hạng chót (hạng thứ 9).
Các vùng canh tác nông nghiệp ở Thái Nguyên cũng như nhiều địa phương khác của cả nước mỗi năm trồng cấy hai vụ chiêm và mùa. Riêng các châu thuộc huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương có cấy lúa bốn mùa, cứ ba tháng thu hoạch một lần. Vào những năm đầu của thế kỷ XV, những cuộc khởi nghĩa chống Minh liên tục diễn ra trên đất Thái Nguyên. Cũng chính Thái Nguyên đã cung cấp lương thực, hậu cần cho lực lượng nghĩa quân của các cuộc khởi nghĩa. Những cánh đồng trồng lúa màu mỡ tại Vân Yên, Ký Phú là vựa lúa nuôi dưỡng mấy trăm nghĩa binh do cha con Lưu Trung, Lưu Nhân Chú luyện tập chuẩn bị tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vào đầu thế kỷ XV. Cánh đồng này được lưu dấu tích qua tên gọi dân gian là cánh đồng Tàng Lương, với ý nghĩa chỉ rõ là nơi sản xuất, cất giấu lương thực có liên quan chặt chẽ tới danh tướng Lưu Nhân Chú. Sau khi đất nước thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh, người dân Thái Nguyên hưởng ứng chính sách khai hoang, phục hoá của triều đình Lê sơ đã tăng cường đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Trên các vùng bãi bồi dọc các con sông được nhân dân Thái Nguyên tiến hành khai thác để giải quyết vấn đề lương thực. Nhằm phát huy lợi thế về tự nhiên, triều Lê sơ đã cho phép nhân dân Thái Nguyên được thuần dưỡng voi rừng và thành lập trại nuôi voi. Năm 1471, triều đình cho lập Vệ thuần tượng Thái Nguyên. Các xã Hoá Thượng, Cao Ngạn, Đồng Bẩm chạy dọc theo tả ngạn sông Cầu, vào thế kỷ XV có nhiều cánh rừng rậm rạp, thuận tiện cho việc lập trại thuần dưỡng voi rừng phục vụ cho chiến đấu, “Sau này, triều Mạc nhiều lần sai người tìm cách lấy trộm voi được thuần dưỡng tại