Quy mô niêm yết

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.pdf (Trang 35)

Năm 2011, TTCKVN bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, nhìn bề ngoài VN-Index lập được thành tích lớn lao khi điểm số tăng gấp 4,5 lần so với mốc ban đầu vào năm 2000, vẫn nằm trong nhóm có sức bật và ổn định nhất thế giới. Nhưng

thực chất, chỉ số này đã bị nhóm lũng đoạn thị trường làm cho biến dạng. Đến ngày

20/7/2011, người ta ước tính điểm số thực của VN-Index khoảng 300-350 cách xa

hàng trăm điểm so với danh nghĩa hiện thời. Và cũng tính tới thời điểm này,

SGDCK TPHCM đã có 348 chứng khoán niêm yết, trong đó cổ phiếu là 296, chứng

chỉ quỹ là 5, trái phiếu là 47 với tổng giá trị niêm yết đạt gần 143.567.275 triệu đồng.

Bảng 2.1 QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM

Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu

Số CK niêm yết(1 CK) 348 296 5 47 Tỉ trọng (%) 100 85,06 1,44 13,51 KL niêm yết(ngàn CK) 13.473.019,08 13.108.429,97 276.099,29 88.489,82 Tỉ trọng(%) 100 97,29 2,05 0,66 GT niêm yết(triệu đồng) 143.567.274,69 131.084.299,69 2.760.992,90 9.721.982,10 Tỉ trọng (%) 100 91,31 1,92 6,77 Nguồn SGDCK TPHCM- Ngày 20/07/2011

5 8 15 15 19 25 78 113 147 200 276 296 0 50 100 150 200 250 300 20 00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn:SGDCK TPHCM- Ngày01/08/2011

Biểu đồ 2.1: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM

Theo biểu đồ 1, chúng ta có thể thấy từ khi mới khởi đầu với chỉ 2 cổ phiếu là REE và SAM, đến cuối năm 2000 đã tăng lên thành 5 loại cổ phiếu. Số lượng cổ

phiếu niêm yết tăng mạnh vào năm 2006 với 78 loại cổ phiếu so với năm 2005 chỉ

25 cổ phiếu. Quy mô tiếp tục tăng cho đến năm 2010 thì lên đến 276 cổ phiếu và

tính đến thời điểm này( 20/07/2011) con số niêm yết đã lên đến 296 loại cổ phiếu.

2.1.2.2.Giá trị vốn hóa thị trường

Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, chúng ta cũng không thể phủ nhận là TTCKVN cũng đã thực sự trưởng thành và có những thành tựu đáng kể. So với năm 2000, quy mô thị trường hiện tại tăng trên 50 lần, vốn hoá năm 2000 dưới 1% GDP, nhưng cuối năm 2010 đạt gần 39%. Ngày 1/3/2011, giá trị vốn hóa của

SGDCK TPHCM là 577.086 tỷ đồng. Đến đầu tháng 6/2011, tổng giá trị vốn hóa

của hai sàn là 643.395 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn hóa trên SGDCK TPCHM là 546.073, giảm 5,37% so với cách đây 3 tháng. Nếu so với GDP năm 2010 tính theo

giá thực tế là 1,98 triệu tỷ đồng thì tổng giá trị vốn hóa thị trường chỉ chiếm

32,495%. Đến 15/07/2011, vốn hoá thị trường của SGDCK TPHCM tiếp tục giảm

thêm 19,249 tỷ đồng so với cuối tháng 6, mặc dù khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung đã tăng gần 55.78 triệu cổ phiếu. Điều này cho thấy mặt bằng giá cổ

phiếu vẫn chưa có xu hướng phục hồi mà ngày càng rơi xuống những mức thấp

mới.

Bảng 2.2: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCK TPHCM STT CK Giá hiện hành (đồng)

Khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại

Giá trị vốn hoá (tỷ đồng) 1 VCB 27.400 1.969.804.514 53.972,64 2 MSN 92.500 515.272.269 47.662,68 3 VIC 121.000 391.149.893 47.329,14 4 BVH 67.500 680.471.434 45.931,82 5 CTG 25.700 1.685.810.134 43.325,32 6 VNM 115.000 370.721.660 42.632,99 7 HAG 35.900 467.280.590 16.775,37 8 EIB 14.900 1.056.006.875 15.734,50 9 VPL 67.500 205.498.489 13.871,15 10 STB 13.900 917.923.013 12.759,13 Tổng Cộng 8.259.938.871 339.994,75

Nguồn: Bản tin TVSI- Ngày 26/07/2011

Đến ngày 26/07/2011, giá trị vốn hóa là 536.813,66 tỷ đồng, chiếm 84,7%

toàn thị trường. Theo bảng 2, tổng giá trị vốn hóa của 10 công ty niêm yết lớn nhất

SGDCK TPHCM là 339,994.75 tỷ đồng, chiếm gần 54% giá trị vốn hóa của toàn thị trường. Trong đó, VCB đứng đầu thị trường với giá trị vốn hóa đạt 53,972.64 tỷ đồng, chiếm gần 8.5% toàn thị trường.

2.1.2.3.Quy mô giao dịch

Ngày 20/07/2011, TTCK Việt Nam nói chung và SCDCK TPHCM nói riêng

đang trong tình trạng suy thoái nặng nề. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cũng đạt được

những thành tựu đáng kể, vẫn nằm trong nhóm thị trường có độ ổn định tốt nhất thế

giới. Quy mô giao dịch tại SGDCK TPHCM cũng không ngừng tăng lên qua các

năm. Từ năm 2000, chỉ với khối lượng giao dịch 3,641triệu cổ phiếu đã tăng dần đến năm 2007 lên đến hơn 1,8 tỷ cổ phiếu, năm 2010 đạt trên 10 tỷ cổ phiếu, năm

2010 là 11 tỷ cổ phiếu nhưng đến 20/7/2011 thì chỉ đạt được hơn 3 tỷ. Trong khi đó, giá trị giao dịch cũng không ngừng tăng lên. Năm 2000 chỉ đạt khoảng 90 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt tới 35.472,341 tỷ đồng , tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2005. Năm 2007 tăng lên đến 217.835,771 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần năm 2006. Năm

2008 giảm chỉ còn 124.576,086 tỷ đồng, giảm ½ so với năm 2007. Đến năm 2009

lại tăng lại 422.460,937 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm 2008. Năm 2010 lại giảm còn 376.510,366 tỷ đồng. Và tính đến 7 tháng đầu năm 2011, giá trị giao dịch chỉ đạt

88.945,945 tỷ đồng. Như vậy, đến thời điểm này TTCKVN vẫn tiếp tục giảm sâu và tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và bất ổn.

Bảng 2.3: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM NĂM KLGD GTGD (Tỷ đồng) 2000 3.641.000 90,214 2001 19.028.200 964,019 2002 35.715.939 959,329 2003 28.074.150 502,022 2004 72.894.288 1.970,969 2005 94.846.187 2.784,290 2006 538.536.869 35.472,341 2007 1.814.278.168 217.835,771 2008 2.977.771.458 124.576,086 2009 10.402.714.071 422.460,937 2010 11.643.147.628 376.510,366 2011 3.429.938.020 88.945,945 Nguồn: SGDCK TPHCM- Ngày 20/07/2011

2.1.2.4.Chỉ số giá chứng khoán

Với phiên giao dịch đầu tiền vào ngày 28/7/2000, VN-Index đạt 100 điểm. Trong giai đoạn đầu, VN-Index đã đạt đỉnh điểm là 571,04 ( 25/06/2001). Tuy

nhiên đến tháng 10/2001, chỉ số giảm xuống chỉ còn 200 điểm. Trong 5 năm đầu tiên, TTCK dường như chưa thu hút được đông đảo nhà đầu tư có lẽ vì ít hàng hóa, ít doanh nghiệp niêm yết,… Trong giai đoạn này, VN-Index thấp nhất vào năm

2003 khoảng 150 điểm và cao nhất vào cuối năm 2005 với khoảng 350 điểm theo

biểu đồ 2 bên dưới.

Nguồn www.stockbiz.vn- Ngày 26/07/2011

Biểu đồ 2.2: VN-INDEX QUA CÁC NĂM ( 2002-2011)

Theo biểu đồ trên, năm 2006 TTCKVN mang tính đột phá. Đầu năm đến

giữa năm 2006, thị trường tăng mạnh đạt mức tăng trưởng 60%. Sau đó giảm nhẹ .

điểm. Cuối năm 2006, VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146%, tăng gấp 2,5 lần

so với đầu năm.

Vào ngày 19/1/2007, VN-Index đã vượt mốc 1000 điểm. Trong 3 tháng đầu năm 2007, VN-Index có những đợt sóng cao và đã đạt mức tăng trưởng 126%. Đến

12/3/2007, VN-Index đã xác lập mức kỷ lục cao nhất 1.170,67 điểm. Lúc này, chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước lo sợ về bong bong thị trường đã dung các biện

pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiểm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường để hạ nhiệt thị trường. Vì vậy, đến ngày 24/4/2007, VN-Index đã rơi xuống 905,53 điểm, giảm 22.6% so với đỉnh điểm cao nhất. Cho đến cuối tháng 5/2007, thị trường có đợt phục hồi, VN-Index quay về mức 1.107,52 điểm. Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,…, thị trường nhanh chóng trở

lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh. Đầu tháng 8/2007, thị trường

giảm sâu và VN-Index xác lập mức đáy 883,9 điểm vào ngày 06/08/2007. Bước sang đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2007, VN-Index đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Đến ngày 31/10/2007, VN-Index đạt mức 1.106,6 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi này

không được lâu, cho đến cuối năm, VN-Index tiếp tục giảm xuống dưới ngưỡng 1000 điểm, xoay quanh mốc 900 điểm.

Năm 2008, cùng với xu thế chung, VN-Index giảm mạnh. Từ mức khởi điểm đầu năm là 921,07 điểm đến giữa năm 2008, VN-Index đã giảm đi gần 60% giá trị.

Từ tháng 6 đến đầu tháng 9, thị trường có sự phục hồi ngắn hạn, VN-Index tăng gần 600 điểm. Nhưng từ tháng 9 đến cuối năm 2008, do tác động của khủng hoảng toàn cầu, thị trường lại tiếp tục giảm mạnh, thiết lập đáy mới vào ngày 10/12/2008 với

mức điểm 286,85.

Đầu năm 2009, VN-Index lại rơi xuống mức đáy 235,5 điểm. Tuy vậy, bước

sang tháng 3/2009, thị trường có sự phục hồi ấn tượng. Đến cuối tháng 6/2009, VN-

thị trường lại giảm. Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, thị trường có đợt tăng giá thứ

hai mạnh mẽ. Đến ngày 23/10/2009, đợt sóng thứ hai này đạt đỉnh điểm là 633,2

điểm. Tuy nhiên, thị trường phục hồi có dấu hiệu không bền vững, càng về cuối năm càng giảm mạnh. Đến ngày 31/12/2009, VN-Index chỉ còn 494,77 điểm.

Năm 2010, VN-Index tiếp tục trải qua những thăng trầm và thay đổi ít so với năm 2009. Đến ngày 31/3/2010, VN-Index đạt mức 499,24 điểm tăng 4,47 điểm so

với phiên cuối cùng của năm 2009. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 31/12/2010, VN-Index đạt mức 484,66 điểm, giảm 10,14 điểm, tương đương giảm

2% so với năm 2009.

Năm 2011, TTCKVN thực sự trầm lắng. Đầu tháng 1/2011, VN-Index ở

mức 485,87 điểm. Thị trường lại xuống rồi tăng lên, đến ngày 21/01/2011 đạt mức 519,50 điểm. Sau đó lại tiếp tục xuống đến 501,25 vào ngày 26/1/2011 và rồi tăng

lên đến ngày 9/2/2011, đạt mức 522,59 điểm . Thị trường lại giảm. Và ngày 3/3/2011 rớt xuống mức 452,34 điểm. Đến 11/3/2011 tăng lên mức 495,06 điểm.

Thị trường lại giảm và ngày 17/3/2011 còn 460,53 điểm. Từ đó đến giữa tháng

5/2011, VN-Index bị thao túng bởi nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn giúp VN-Index trong khoảng 450-480 điểm. Từ giữa tháng đến cuối tháng 5/2011, VN-Index bắt đầu giảm mạnh. Ngày 25/5/2011, VN-Index rớt mạnh còn 386,36 điểm. Sang

26/5/2011, mở đầu phiên VN-Index giảm hơn 14 điểm xuống sát 370 điểm, và

phiên đóng cửa, VN-Index tăng 11,68 điểm đạt mức 398,04 điểm. Và thị trường

tiếp tục tăng. Đến ngày 2/6/2011, VN-Index vượt ngưỡng 450 điểm. Đóng cửa

phiên giao dịch ngày 30/6/2011, VN-Index chốt tại 432,54 điểm. Sang tháng 7/2011, thị trường vẫn tiếp tục giảm và đến ngày 29/7/2011, VN-Index đạt mức 405,70 điểm.

Nguồn: www.cophieu68.com- Ngày 30/06/2011

Biểu đồ 2.3:DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX TRONG NĂM 2011 2.1.3. Thực trạng hoạt động của SGDCK Hà Nội thời gian qua

TTGDCKHN được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 08/03/2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Đến ngày 24/06/2009, SGDCKHN, được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng

Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại từ TTGDCKHN, đã chính thức ra mắt

và cũng chính thức khai trương thị trường đăng ký giao dịch dành cho chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM). Như vậy, các cơ quan quản lý nổ lực

mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, góp phần thu hẹp thị trường giao dịch tự

do, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho công ty đại chúng.

2.1.3.1.Quy mô niêm yết

SGDCKHN là nơi niêm yết và giao dịch của nhiều công ty vừa và nhỏ. Quy

mô thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết tăng trưởng mạnh. Hiện nay, theo bảng

4, quy mô niêm yết của toàn thị trường đã lên đến 1.026 chứng khoán, trong đó cổ

phiếu là 389, trái phiếu là 510 và sàn UPCoM là 126 với tổng giá trị niêm yết là 259.841.078,84 triệu đồng.

Bảng 2.4: QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK HÀ NỘI

Toàn thị

trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM

Số chứng khoán niêm yết 1.026 389 510 127 Tỉ trọng (%) 100 37,91 49,71 12,38 Tổng khối lượng niêm yết 10.758.478.304 7.492.514.820 1.691.736.620 1.574.226.864 Tỉ trọng (%) 100 69,64 15,73 14,63 Tổng giá trị niêm yết ( triệu đồng) 259.841.078,84 74.925.148,20 169.173.662 15.742.268,64 Tỉ trọng (%) 100 28,8 65,1 6,1

Nguồn: SGDCK Hà Nội- Ngày 24/08/2011

5 76 102 159 254 367 389 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: SGDCKHN- Ngày 01/08/2011

Biểu đồ 2.4: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCKHN QUA CÁC NĂM

Theo biểu đồ trên cho thấy, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCKHN cũng tăng mạnh qua các năm. Chỉ với 5 cổ phiếu niêm yết đầu tiên vào năm 2005. Số lượng đã tăng đột biến vào năm 2006 với 76 cổ phiếu. Đến năm 2010 lên đến 367

cổ phiếu và hiện nay đã tăng lên 389 cổ phiếu.

2.1.3.2. Giá trị vốn hóa thị trường

Như đã nói ở trên, trong thời kỳ khó khăn, giá trị vốn hóa của thị trường nói

chung và của HNX nói riêng đã ngày càng giảm. Đầu tháng 3/2011, giá trị vốn hóa

của HNX là 110.240 tỷ đồng . Nhưng đến đầu tháng 6/2011, giá trị vốn hóa của HNX đã giảm còn 97.322 tỷ đồng, giảm tới 11,72% so với cách đây 3 tháng.

Bảng 2.5: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCKHN STT CK Giá hiện hành (đồng) Khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại Giá trị vốn hoá (tỷ đồng) 1 ACB 20.900 937.673.976 19.597,39 2 PVS 16.700 297.802.094 4.973,29 3 VCG 12.900 300.000.000 3.870,00 4 SHB 8.000 481.083.361 3.848,67 5 NVB 8.500 330.373.485 2.808,17 6 PVX 11.100 250.000.000 2.775,00 7 HBB 8.000 300.000.000 2.400,00 8 PVI 15.000 158.101.864 2.371,53 9 KLS 10.500 202.500.000 2.126,25 10 VNR 14.200 100.827.658 1.431,75 Tổng Cộng 3.358.362.438 46.202,05

Tính đến ngày 26/07/2011, giá trị vốn hóa tiếp tục giảm chỉ còn 96.788 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị vốn hóa của 10 công ty niêm yết lớn nhất là 46.202,05 tỷ đồng, chiếm 7,3% giá trị vốn hóa của toàn thị trường. Và ACB đang giữ vị trí đầu bảng với giá trị vốn hóa 19.597,39 tỷ đồng, chiếm 3,1% so với giá trị vốn hóa

của toàn thị trường.

2.1.3.3.Quy mô giao dịch

Quy mô thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết tại sở SGDCK Hà Nội tăng trưởng mạnh từ cuối năm 2005 với khối lượng giao dịch chỉ 20 triệu và 264,372 tỷ đồng. Đến cuối năm 2006 đã là 95 triệu và 3.917,384 tỷ đồng. Và quy mô vẫn tiếp

tục tăng mạnh qua các năm, cho đến năm 2010, khối lượng giao dịch đã lên đến

8.755 triệu và giá trị giao dịch lên đến 241.695 tỷ đồng. Nhưng năm 2011, diễn biến ảm đạm của TTCKVN trong 06 tháng đầu năm 2011 thể hiện rất rõ, HNX- Indexcũng đã thiết lập mức đáy mới trong lịch sử với 69 điểm ngày 25/5/2011 và

đến ngày 20/07/2011, SGDCK Hà nội chỉ đạt khối lượng giao dịch là 3.969 triệu

và giá trị giao dịch chỉ đạt 55.204 tỷ.

Bảng 2.6: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK HÀ NỘI QUA CÁC NĂM Năm KLGD GTGD ( Tỷ đồng) 2005 20.423.383 264,372 2006 95.606.426 3.917,384 2007 441.897.704 9.485,611 2008 1.508.723.205 56.085,80 2009 3.765.101.919 141.434,15 2010 8.754.809.670 241.695,82 2011 3.968.500.807 55.204,05

2.1.3.4. Chỉ số giá chứng khoán

HNX-Index chính thức giao dịch vào ngày 14/07/2005 với mức điểm chào

sàn 100 điểm. Tuy nhiên, trong 6 phiên tiếp theo đó, HNX-Index đứng dưới phao số

0 và chỉ quay lên trên 100 vào ngày 1/8/2005.

Năm 2006, hoạt động giao dịch trở nên sôi nổi. Cuối năm 2006, HNX-Index chạm mốc 260 điểm, tăng trưởng 170% so với đầu năm.

Đến năm 2007, thị trường thực sự bùng nổ. Trong 3 tháng đầu năm, HNX-Index đã

đạt mức đỉnh 459,36 điểm. Nhưng đến 24/4/2007, HNX-Index đã rớt xuống mốc 321,44

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.pdf (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)