Giải pháp cho quản lý công nợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.pdf (Trang 60 - 61)

Quản lý công nợ là một việc hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến dòng tiền về của doanh nghiệp. Nếu bán hàng mà không thu hồi được công nợ, doanh nghiệp có thể bị mất cân đối thu chi, làm ảnh hưởng tới các mục tiêu sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần có những chính sách để giảm thiểu các rủi ro trong quy trình này:

- Trong thực tế kinh doanh các công ty tín nhiệm nhau qua quá trình hợp tác lâu dài là điều phải có. Tuy nhiên các công ty chỉ có thể xem xét việc thanh toán đúng hạn trong quá khứ của đối tác như là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán. Ngoài ra phải thường xuyên tìm hiểu tình hình tài chính của đối tác để có phương hướng phù hợp và kịp thời.

- Việc cấp hạn mức tín dụng cho các đại lý cần phát triển phải có các thủ tục kiểm soát hợp lý hơn: Phòng kế toán lập bảng phân tích tuổi nợ và thường xuyên xem xét số dư. Các thông tin này sẽ là căn cứ để ra quyết định trong việc xét duyệt có cho mua nợ tiếp tục hay không, đồng thời đôn đốc việc thu nợ tới hạn.

- Đối với tiền tạm ứng nhân viên, Phòng kế toán cần nghiêm chỉnh thực hiện theo chính sách công ty đã đề ra. Ngoài ra công ty nên có biện pháp là không giao nhiệm vụ cho nhân viên không thực hiện đúng chính sách công ty và không cho tạm ứng bất kỳ khoản nào kể cả lương trong một khoảng thời gian cố định.

- Đối với việc thu tiền tại đại lý cần triển khai các thủ tục:

+ Hàng tháng phòng kinh doanh phải nộp về công ty biên bản đối chiếu công nợ có xác nhận của khách hàng.

+ Có sự kiểm tra đột xuất về hàng hóa công ty ở các đại lý để xác định tính trung thực số liệu do nhân viên bán hàng cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.pdf (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)