Nâng cao năng lực thẩm định phương án và TSĐB : Nâng cao năng lực thẩm định phương án.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM trên địa bàn TPHCM.pdf (Trang 73 - 76)

- Việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng chưa nghiêm túc.

3.2.2.5Nâng cao năng lực thẩm định phương án và TSĐB : Nâng cao năng lực thẩm định phương án.

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.2.5Nâng cao năng lực thẩm định phương án và TSĐB : Nâng cao năng lực thẩm định phương án.

- Nâng cao năng lực thẩm định phương án.

Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay vì qua kết quả thẩm định tín dụng, các cấp lãnh đạo ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay hay không trên cơ sở đề xuất của CBTD kết hợp với cân nhắc mức độ rủi ro của phương án, cũng như khả năng tài chính và thiện chí của khách hàng.

Để nâng cao chất lượng thẩm định phương án, ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định, cụ thể :

+ Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm, năng lực về nghiệp vụ tín dụng.

+ Cung cấp, hỗ trợ các trang thiết bị, phương tiện để CB thẩm định có thể truy cập, tìm kiếm và sàng lọc thông tin có liên quan đến dự án một cách dễ dàng, thuận lợi.

+ Thường xuyên tổ chức các buổi học, khóa học về thẩm định phương án, dự án để CB nghiệp vụ cập nhật kiến thức, thông tin, trau dồi kỹ năng thẩm định.

+ Trong điều kiện có thể, cần tách chi tiết bộ phận thẩm định theo các lĩnh vực lớn mà ngân hàng thường cho vay, ví dụ như bộ phận thẩm định chuyên về lĩnh vực xây lắp, xây dựng, hay bộ phận chuyên về thương nghiệp, thủy hải sản… vì thực tế không phải CB thẩm định nào cũng có thể am hiểu mọi lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, việc chia tách như trên sẽ giúp CB thẩm định có điều kiện chuyên sâu hơn nghiệp vụ thẩm định của mình.

+ Thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình, hướng dẫn thẩm định phương án, càng chi tiết càng tốt, để chất lượng thẩm định được đồng bộ, nâng cao, tránh sự chênh lệch, khập khiễng về trình độ giữa các CB thẩm định sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thẩm định.

+ Ngoài ra, ngân hàng cũng cần áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án nhằm nhanh chóng xử lý các thông số có liên quan để ra các kết quả chính xác.

Đối với CB thẩm định, để công tác thẩm định dự án đạt hiệu quả, cũng cần chú ý các vấn đề sau :

+ Khi thẩm định dự án ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ cần tích cực tham khảo, tìm hiểu các thông tin có liên quan để có các nhận định tổng quan về phương án vay vốn khách hàng. Việc phân tích ngành có vai trò quan trọng vì nó cho thấy triển vọng phát triển trong tương lai và tính khả thi của dự án. Các nội dung cần quan tâm khi phân tích ngành :

 Xu hướng phát triển của ngành : xác định nhu cầu thị trường về lĩnh vực này hiện giờ ra sao, tốc độ tăng trưởng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

 Tình hình thị phần của các đối thủ cạnh tranh cũng như của khách hàng: xem xét vị thế , khả năng cạnh tranh, ưu nhược điểm của khách hàng trên thị trường hiện nay, tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh.

 Chủ trương, chính sách của chính phủ đối với ngành nghề này : nhận định các yếu tố, xu hướng thuận lợi hay bất lợi cho hoạt động của khách hàng trong tương lai.

+ Hiệu quả của phương án là nguồn thu chính trả nợ ngân hàng nên khi phân tích, cần tránh tâm lý chủ quan do quá quan tâm vào tài sản bảo đảm, dẫn đến bỏ qua các yếu tố quan trọng của phương án như : tính khả thi, nguồn trả nợ.

+ Xác định kỳ hạn trả nợ vay phù hợp. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì nếu xác định vòng quay vốn của phương án không đúng với kỳ hạn trả nợ sẽ làm mất đi tính hiệu quả của phương án và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, CB thẩm định cần xác định chính xác vòng quay vốn của DN, theo đó, vòng quay vốn bắt đầu từ thời điểm DN có tiền mặt – mua nguyên vật liệu – sản phẩm dở dang – thành phẩm – bán hàng – các khoản phải thu – tiền mặt, tất cả kéo dài trong bao lâu, nhằm đảm bảo khi DN thu được tiền hàng về cũng là lúc thanh toán nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra, CB thẩm định cũng cần mạnh dạn tư vấn, thuyết phục khách hàng chấp nhận vay với thời hạn vay tương ứng với vòng quay vốn của phương án, đặc biệt trong các trường hợp vòng quay vốn của khách hàng nhanh, để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng thích vay thời gian dài hơn vòng quay vốn càng lâu càng tốt để chiếm dụng vốn nhưng như vậy sẽ rất rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM trên địa bàn TPHCM.pdf (Trang 73 - 76)