Một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Ứng dụng Marketing vào hoạt động tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam doc (Trang 38 - 39)

giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) được thành lập năm 1988 theo Nghị định số 53 – HĐBT ra ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Đây là bước đi sơ khai trong việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp ở nước ta, trong đó NHCTVN là một ngân hàng chuyên doanh có chức năng “kinh doanh trực tiếp đối với nền kinh tế quốc dân; có tư cách pháp nhân bình đẳng trong quan hệ kinh doanh đối với các đơn vị và các thành phần kinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế từ cơ sở và trong hệ thống”.

Thực hiện chủ trương này, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành phố khác, các chi nhánh NHNN quận, huyện được chuyển thành các chi nhánh của ngân hàng kinh doanh tỉnh, thành phố. Cụ thể là Ngân hàng Hoàn Kiếm được tách ra thành Ngân hàng Hoàn Kiếm và Trung tâm giao dịch (tiền thân của Sở giao dịch I – NHCTVN ngày nay).

Từ năm 1988 – 1990, Ngân hàng Hoàn Kiếm và Trung tâm giao dịch cũng như các ngân hàng chuyên doanh khác trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung đều đứng trước tình hình rất khó khăn. Các tổ chức tín dụng ra đời ồ ạt, trong khi các quy chế quản lý chưa được ban hành kịp thời và không được kiểm soát chặt chẽ từ phía NHNN khiến cho hoạt động tín dụng ở nhiều nơi, nhiều lúc diễn ra không lành mạnh, chỉ chạy theo mục tiêu kiếm lời bất chính, thậm chí còn có hành vi chụp giựt lừa đảo. Mở đầu cho một loạt vụ đổ vỡ trong kinh doanh tiền tệ là xí nghiệp nước hoa Thanh Hương bị phá sản

38

hậu quả đã tác động dây truyền làm cho hàng loạt tổ chức tín dụng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tình hình đó đã tác động xấu đến nền kinh tế, chính trị và xã hội nói chung cũng như hoạt động của các ngân hàng chuyên doanh mới được thành lập nói riêng, làm cho hệ thống ngân hàng suy yếu và mất uy tín nghiêm trọng. Vì vậy, từ cuối năm 1989, cùng với việc xây dựng đề án mới cơ bản tổ chức và hoạt động ngân hàng; tháng 6/1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng nhằm tách bạch chức năng quản lý Nhà nước của NHNN và chức năng kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại (NHTM). Trên cơ sở đó, NHCTVN được tổ chức lại theo Quyết định số 402 – CT ngày 14/1/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chuyển từ ngân hàng chuyên doanh thành NHTM quốc doanh, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp dịch vụ. NHCT là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, được Nhà nước cấp vốn điều lệ, được tự chủ về tài chính và có con dấu riêng. Tiếp đó đến năm 1996, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 285/QĐ - NH5 ngày 21/9/1996 về việc thành lập lại NHCTVN hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước, quy định tại Quyết định số 90Tg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế là Industrial anh Commercial Bank of Việt Nam viết tắt là ICBV – VIETINCOMBANK).

Trong bối cảnh đó, để phù hợp với tình hình mới, năm 1991, Ngân hàng Hoàn Kiếm và Trung tâm giao dịch được đổi tên là Chi nhánh nghiệp vụ khu vực I của NHCTVN. Đến 11/4/1993, Ngân hàng này được chuyển về Hội sở và sáp nhập với NHCT. Sau đó đến năm 1998 lại được tách ra từ Hội sở chính để thành lập Sở giao dịch I và bắt đầu có tên chính thức là Sở giao dịch I NHCTVN từ 1/1/1999 (SGDI – NHCTVN).

Một phần của tài liệu Luận văn: Ứng dụng Marketing vào hoạt động tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam doc (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)