III. Can thiệp BOP bằng công cụ tỷ giá
Bộ ba bất khả thi và thực tiễn Việt Nam
* Chính sách tỷ giá
Giống như các nền kinh tế nhỏ mới mở cửa thì Việt Nam cũng sử dụng chính sách thả nổi có điều tiết. Nghĩa là Ngân hàng nhà nước duy trì biên độ giao động của tỷ giá, tuy nhiên với áp lực của thâm hụt thương mại , dự trữ ngoại hối thấp , áp lực di chuyển vốn thấp và ngân hàng nhà nước vẫn chưa độc lập trong chính sách tiền tệ đã dẫn đến áp lực phá giá tỷ giá . Nền kinh tế nước ta có độ mở và tăng trưởng kinh tế dựa vào xuât khẩu , nên việc phá giá VND luôn được ủng hộ để có thể hổ trợ xuất khẩu. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thâm dụng vốn và lao động, và các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nhiều cũng hướng tới giảm giá thành và xuất khẩu nên khả năng phá giá 2% của chính phủ để ủng hộ mục tiêu tăng trưởng và duy trì lạm phát mục tiêu của Chính phủ là cần thiết khi tình hình Dự trữ ngoại hối đã ở mức an toàn ,thâm hụt thương mại đã ở mức thấp so với các năm trước và lạm phát đã ổn định dưới 7%.
Bộ ba bất khả thi và thực tiễn Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có độ ổn định về chính trị tuy nhiên do cơ sở hạ tầng thấp và rủi ro hệ thống chính sách làm ảnh hưởng đến mức độ thu hút vốn và bù rũi ro khá cao khi tình hình nợ xấu ở hệ thống ngân hàng đang tác động làm tăng rủi ro đối với thị trường, mức độ tăng nợ nước ngoài và nợ công để bù đắp sự bội chi ngân sách khi tình hình tăng trưởng khó khăn là con dao hai lưỡi nếu quản lý không tốt. Hiện tại , khi thông tin nới room của đối với các doanh nghiệp trong nước là một bước thay đổi chính sách thu hút dòng vốn hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn rất tốt , giúp làm giảm rũi ro lạm phát. Việc tái cơ cấu kinh tế nhà nước cũng được đánh giá khá cao khi giảm sự phụ thuộc trong việc sử dụng ngân sách cho các khoản đầu tư tư không hiệu quả và làm hạn chế chính sách tài khóa của Chính phủ. Mặc khác việc sớm đám phán về hiệp định TTP sẽ thúc đẩy xu hướng xuất khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp từ trong và ngoài khối TPP sẽ tác động đến việc tư do luân chuyển vốn như tăng xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân vãng lai và thương mại, giảm bội chi và nợ nước ngoài cũng như gián tiếp cho sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Việc dòng vốn đầu tư FDI đạt 19 tỷ USD vượt mục tiêu là một minh chứng cho sự đón nhận xu hướng đón đầu từ dòng vốn đi vào Việt Nam để đầu tư và tiềm kiếm đối tác ,các dòng vốn thông qua kênh thị trường chứng khoán như các hoạt động M&A hay đầu tư tài chính…Mặc khác các chính sách làm tăng tự do luân chuyển vốn còn giúp chúng ta giải quyết các vấn đề nợ xấu trong nước mà chủ yếu là BĐS.
Bộ ba bất khả thi và thực tiễn Việt Nam
* Độc lập chính sách tiền tệ
Việc Ngân hàng nhà nước là một cơ quan ngang bộ đã ảnh hưởng lớn tới sự độc lập của chính sách tiền tệ khi tung ra hai gói QE gần 10 tỷ USD vào năm 2008 đã gây lạm phát mạnh tác động tiêu cực về mặt dài hạn đối với nền kinh tế và dự trữ ngoại hối thấp . Hiệu quả của độc lập chính sách tiền tệ dựa vào khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng và lãi xuất . Bên cạnh các chính sách tác động đến hoạt động bình ổn thị trường ngoại tệ, vàng trong nước khi cấp bách và mang tính cưỡng chế là một điều cần thiết trong ngắn hạn , tuy nhiên các chính sách hiệu quả thì về dài hạn Ngân hàng nhà nước nên có những hành động mang tính định hướng và quy chuẩn cho chính phủ để làm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ , vàng và tăng dự trữ ngoại tệ lên mức 32 tỷ để tạo an toàn cho cán cân thanh toán thương mại theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Việc sử dụng chính sách tiền tệ hiện nay đang rất cần yếu tố độc lập để có thể kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng một cách ổn định, cũng như các công cụ kiểm soát hiệu quả mà đặt biệt là vấn đề nợ xấu ở hệ thống ngân hàng đang tác động đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia khi số nợ xấu đang là một ẩn số và trông chờ sự hiệu quả từ công ty xử lý nợ VAMC từ lĩnh vực BĐS, cũng như kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bên cạnh các chính sách lập lại trật tự huy động vốn. Chúng ta cần nhìn nhận rằng các chính sách tài khóa đang bị kiềm hãm tác dụng do yếu tố doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, nợ xấu và áp lực bội chi ngân sách .
Bộ ba bất khả thi và thực tiễn Việt Nam
• Thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô
Việt Nam khi điều hành chính sách vĩ mô theo gốc độ bộ ba bất khả thi thì việc duy trì chính sách tiền tệ một điều cần thiết còn hai yếu tố còn lại thì có thể điều chỉnh linh hoạt cho nhau. Tuy nhiên khi qua trình hội nhập sâu thì bắt buộc chúng ta phải phá giá VND là một điều cần thiết để duy trì các hoạt động thương mại . Mặc khác khả năng nhập siêu lớn vào các tháng cuối năm cũng là yếu tố tiêu cực và ảnh hưởng tới khả năng phá giá để điều chỉnh cán cân thương mại. Bên cạnh đó các cam kết về nới room cho nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm cổ phần tại Viêt Nam và gia nhập TPP sẽ làm dòng vốn luân chuyển vào trong nước ngày một nhiều điển hình là FDI và FPI tăng trở lại trong thời gian gần đây. Tóm lại việc điều hành các chính sách trọng bộ ba bất khả thi nên được điều hành một cách sáng tạo thông qua các chiến lược như lạm phát mục tiêu, Dự trữ ngoại hối ở mức an toàn , và quan trong nhất là các giải pháp cụ thể và đặt thù nhằm tạo ra sự ổn định trong ngắn hạn và phát triển trong dài hạn.
* Tham khảo: http://vfpress.vn/threads/bo-ba-bat-kha-thi-va-thuc-tien-cua- viet-nam.87536/
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quyết định mở rộng biên độ thả nổi tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ, kể từ ngày 17/3/2014 biên độ thả nổi tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ giao dịch liên ngân hàng sẽ từ 1% mở rộng đến 2%.
Biên độ thả nổi tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ đã qua ba lần điều chỉnh kể từ ngày Trung Quốc thi hành cải cách cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ tháng 7/2005.
Về tác động đối với thị trường, các chuyên gia cho rằng, thị trường ngoại hối có thể sẽ chấm dứt tình trạng tăng giá liên tục.
Đồng thời, rủi ro đối với các hoạt động mang tính đầu cơ sẽ tăng lên, vốn ngoại hối của doanh nghiệp và hoạt động ngoại thương sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Để tránh rủi ro, những nhà đầu tư này sẽ phải bán ra Nhân dân tệ và mua vào USD. Điều này sẽ tạo ra áp lực nhất định đến tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ trong thời gian ngắn.
Nguồn: http://vietnamese.china.com/news/china/808/20140317/50766.html
Mở rộng
Nhật Bản thâm hụt thương mại do phá giá đồng tiền
Kể từ cuối tháng 22/1/2013, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nới lỏng mạnh mẽ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế với mục tiêu lạm phát 2%/năm. chính sách này do Thủ tướng Shinzo Abe chủ trương, được biết dưới tên gọi 'Abenomics'. Chúng đã gây ảnh hưởng lớn lên đồng nội tệ Nhật, khiến giá đồng yên giảm mạnh so với đồng đôla Mỹ.
Đồng yen yếu khiến giá hàng xuất khẩu của Nhật trở nên phải chăng hơn với người mua nước ngoài . Chính phủ hy vọng rằng chính sách này sẽ khuyến khích xuất khẩu và giúp phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, cán cân thương mại của Nhật Bản liên tục thâm hụt. Đặt biệt, ngày 19/3/2014, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố báo cáo cho thấy thâm hụt thương mại trong 2/2014 ở mức 800,3 tỷ yen (tương đương 7,88 tỷ USD), mức thâm hụt kỷ lục tính theo tháng. Đây cũng là tháng thứ 20 liên tiếp Nhật Bản thâm hụt thương mại.
Nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản phải đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân từ sau đợt động đất và sóng thần năm 2011 và khi đồng Yên giảm giá chi phí nhập khẩu năng lượng cũng tăng lên.
Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/01/140127_japan_trade_def icit.shtml
Đồng tiền của Indonesia và Malaysia mạnh lên nhờ chính sách thắt lưng buộc bụng
Năm 2013, Chính phủ Indonesia và Malaysia thông báo cắt
giảm ngân sách để hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai, theo đó mang đến hiệu quả tăng giá tiền tệ. Ngoài lời hứa giữ cho các khoản chi tăng ở mức thấp và giảm các danh mục trợ cấp, chính phủ Malaysia cũng có kế hoạch tăng doanh thu, bằng cách áp mức thuế 6% lên hàng hóa và dịch vụ, bắt đầu từ tháng 4/2015.
Nền kinh tế Indonesia đã tỏ ra khá vững chãi trong khi thâm hụt cán cân vãng lai đang được thu hẹp. Rupiah trở thành đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong số 11 đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở châu Á. Đồng rupee của Ấn Độ và ringgit của Malaysia là những đồng tiền đứng sau rupiah
Nguồn: http://cafebiz.vn/thi-truong/dong-noi-te-indonesia-tu- te-nhat-toi-tot-nhat-2014011617104064713ca101.chn
Phố Wall bật tăng sau phát biểu của Chủ tịch Fed
Thị trường tăng điểm sau khi Chủ tịch Fed Janet Yellen đưa ra dấu hiệu cho thấy Fed sẽ tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Chủ tịch Fed cho rằng “sự chậm chạp đáng kể” của thị trường lao động là bằng chứng cho thấy các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ của Fed vẫn là cần thiết. Kết thúc phiên 31/3/2014 chỉ số S&P 500 tăng 0,8%, lên 1.872,34 điểm.
Có thể thấy rằng các quyết định chính sách của chính phủ ảnh hưởng rất lớn đến kỳ vọng của các nhà đầu tư. chỉ cần 1 mẫu tin ngắn, một tuyên bố hay 1 dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ được các nhà đầu cơ đón nhận từ đó quyết định đến việc đầu tư của họ. Dẫn đến các biến động về tỷ giá.vì vậy, các nhà làm chính sách rất cẩn thận trọng các lời phát biểu của họ và không để cho các nhà đầu cơ dự đoán trước được chính sách của mình.
Ví dụ như khi FED muốn mua đô la nhưng để giữ kín ý định của mình FED làm ra vẻ quan tâm đến giá bán đô la, hoặc FED gọi các ngân hàng thương mại đến hỏi cả giá mua và giá bán. Vì vậy các NHTM không thể biết được ý định thực sự của FED
Mở rộng:
Việt Nam phá giá tiền Đồng: lợi hay hại?
Theo tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc nhà nước Việt Nam phải phá giá đồng bạc là một sự cần thiết vì sức ép nên giá trị Đồng Việt Nam đã tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp, phải nói là trong vài tuần. Biên độ mà Ngân hàng nhà nước có điều chỉnh tỷ giá là nó khoảng 1%. Có ý kiến cho rằng việc phá giá đồng bạc nó cũng tương tự như trường hợp Nhật Bản phá giá đồng Yen, thì xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên. Xuất khẩu của Việt Nam thì phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, rồi xuất khẩu dầu thô có thể sẽ được lợi từ việc phá giá đồng bạc vì có thể sẽ chi nhiều tiền Việt Nam hơn để đạt được một đôla. Vì vậy cho nên khả năng xuất khẩu tăng lên. Nhưng đối với các mặt hàng như dệt may, như điện tử thì tỷ lệ giá trị gia tăng của Việt Nam còn rất thấp và phần lớn dựa vào hàng nhập khẩu. Nếu phá giá đồng bạc thì các hàng nhập khẩu sẽ đắt lên cho nên hiệu ứng vào hàng xuất khẩu của Việt Nam là một hiệu ứng đáng kể và nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số xuất khẩu của Việt Nam.
Mở rộng:
Việt Nam phá giá tiền Đồng: lợi hay hại?
Phá giá đồng bạc thì chắc chắn sẽ làm cho lạm phát tăng lên vì Việt Nam nhập khẩu với một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc phá giá đồng bạc như vậy sẽ dẫn đến các hàng hóa, thì dụ như xăng dầu, đã ngay lập tức tăng lên. Các mặt hàng khác như là thức ăn gia súc, như là bông hay tất cả các mặt hàng khác, thì cũng sẽ có tác động tăng lên đối với thức ăn gia súc về Việt Nam, đối với lại việc xuất khẩu hàng dệt may và da giầy.
Ông cũng cho rằng người dân là chịu thiệt thòi nhất. Tiếp đến là các doanh nghiệp tư nhân, kể cả các ngân hàng. Họ đã giảm lương của nhân viên của họ từ khoảng 30% cho tới 50%. Nhưng không ai muốn từ bỏ công việc mặc dù đã giảm lương bởi vì họ rất cần việc làm, rất cần thu nhập. Người nông dân cũng chịu thiệt thòi vì lạm phát làm cho giá đầu vào tăng lên nhưng do sức mua thấp nên hiện nay giá gạo, giá thịt heo, giá thịt gà, giá rau quả đều rất thấp.
Source: http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-pha- gia-tien-dong-loi-hay-hai/1695200.html
MỞ RỘNG
Năm lý do không nên phá giá đồng nội tệ
Gần đây, tại một số cuộc hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện khuyến cáo phá giá đồng nội tệ.
Lý giải khuyến cáo trên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do VND đã lên giá so với USD, nên không khuyến khích xuất, mà trái lại khuyến khích nhập khẩu. Có nguyên nhân do cung - cầu ngoại tệ trên thị trường Việt Nam năm nay bị mất cân đối, do cung ngoại tệ giảm mà cầu ngoại tệ tăng. Có nguyên nhân để ngăn chặn mất cân đối cán cân thanh toán tổng thể, bảo tồn dự trữ ngoại hối, làm tăng tính thanh khoản của quốc gia...
Những lý do đó chưa đủ sức thuyết phục và cần bàn thêm. Dưới đây là 5 lý do
không nên phá giá VND.
Trước hết, VND hiện thấp giá nhiều so với USD, chứ không phải lên giá so với
USD. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát ở Mỹ và lạm phát ở Việt Nam thì VND đã lên giá mạnh so với USD, song nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương,
thì VND đã được định giá thấp rất xa so với USD.
Đây chính là bất lợi của các nước đang phát triển do “cánh kéo tỷ giá” đã làm cho các nước đang phát triển bị thiệt thòi, còn các nước phát triển được hưởng lợi do giá nhập khẩu rẻ từ các nước đang phát triển. Như vậy, nếu phá giá thì sẽ tiếp tục làm cho “cánh kéo tỷ giá” ngày một rộng ra.
Thứ hai, về cung - cầu ngoại tệ, một yếu tố quan trọng của việc điều hành tỷ giá,
thì cung ngoại tệ có thể không tăng như trước, thậm chí có thể giảm, nhưng nhập siêu - nguyên nhân chính của mất cân đối cung - cầu ngoại tệ, sẽ giảm so với năm trước.
Thứ ba, đồng đô- la Mỹ lên giá so với các đồng tiền khác chỉ là tạm thời. Những
nhân tố như kinh tế Mỹ đang tiếp tục xấu đi, thâm hụt ngân sách đạt mức kỷ lục,
nợ nước ngoài tăng mạnh, lượng tiền đưa ra giải cứu và kích thích kinh tế ở mức
khổng lồ... tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát ở Mỹ tăng cao, làm giảm giá USD so với