Đánh giá tình hình ứng dụng Marketing vào hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nộ

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing vào hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần XNK hà nội TOCONTAP (Trang 43 - 46)

khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội

3.1.Ứng dụng trong xuất khẩu3.1.1Thành tựu 3.1.1Thành tựu

Vềlựa chọn thị trường với chủ trương đa giạng hoá thị trường xuất khẩu: trong những năm trước, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Canada ngoài ra là Nhật , Hàn Quốc, Sing với kim ngạch không đáng kể. Nhưng với chủ trương đa giang hoá thị trường công ty đã tìm kiếm thêm được nhiều thị trường mới điển hình là thành công tại một số thị trường:

- Thị trường Iraq: sau khi xác định đây là thị trường mục tiêu, nước này đã trở thành bạn hàng lớn nhất trong nhiều năm.

- Thị trường Đức: trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu sang đức. Nhưng sau đó Bộ Thương Mại đã quyết định không giao cho Tocontap tiếp tục kinh doanh trên thị trường này - Bên cạnh đó công ty đã tìm kiếm và tiếp tục mở rộng thị trường sang

Anh, Bungary, Ai Cập, Chi Lê...

Về marketing sản phẩm với chủ trương đa giạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Với nỗ lực đa giạng hoá mặt hàng xuất khẩu, công ty nghiên cứu và phát triển thêm được nhiều mặt hàng mới bên cạnh các mặt hàng truyền thống. Khá thành công khi giới thiệu và chào bán mặt hàng tạp phẩm sang nước ngoài.

- Sản phẩm quạt điện và bóng đèn chào bán thành công sang Iraq với các hợp đồng lớn.

- Mặt hàng gạo được chào bán thành công tại thị trường Châu phi, Philipin, và Chi Lê.

- Nguyên liệu sản xuất mỳ cũng được xuất khẩu sang lào.

3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

Công tác tìm kiếm thị trường mới chưa có nhiều hiệu quả:

Một số thị trường như Nhật, Sing, Ai Cập, Trung Quốc, Pháp, Đức... dù cũng đã được đầu tư, thăm dò, khảo sát và bước đầu xuất khẩu hàng nhưng Kim ngạch còn nhỏ bé, chủ yếu mang tính chất thăm dò, không thiết lập được mối quan hệ thường xuyên. Nguyên nhân là do công tác nghiên cứu thị trường tầm vĩ mô chưa được chú trọng, đầu tư chưa đi đến cùng trong khi công việc này đòi hỏi nghiên cứu khảo sạt thị trường kĩ, cán bộ có trình độ, giỏi ngoại ngữ.

Phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường do tập trung quá nhiều nguồn lực Marketing vào thị trường Iraq, làm cho việc tìm kiếm các thị trường mới không hiệu quả. Khi thị trường này bất ổn lập tức công ty gặp khó khăn do không có thị trường khác san sẻ rủi ro.

hoạt động xúc tiến hỗn hợp còn nghèo nàn:

Chỉ chủ yếu là đem hàng giới thiệu tới các doanh nghiệp, tham gia các hội chợ quốc tế. Chưa quảng bá sản phẩm tới được người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm chưa đạt mức cao nhất và phụ thuộc vào nhà nhập khẩu nước ngoài. Đó là do chưa đầu tư, cán bộ chưa đủ trình độ để nghiên cứu nền văn hoá nước nhập khẩu, do đó không thể tiếp xúc, quảng cáo trực tiếp tới người sử dụng sản phẩm.

3.2Ứng dụng trong nhập khẩu: 3.2.1.Thành tựu:

Năng động trong việc phát hiện nhu cầu trong nước, nắm bắt cơ hội thị trường và nhập khẩu có hiệu quả một số mặt hàng đem lại lợi nhuận cao như thép, máy móc thiết bị.

Quảng bá tốt hình hình ảnh công ty tới các doanh nghiệp trong nước, thu hút được nhiều hợp đồng xuất khẩu uỷ thác, nhận được nhiều hợp đồng nhập khẩu từ Bộ Thương Mại.

3.2.2 Một số hạn chế và nguyên nhân:

Phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng do bộ Thương Mại giao do chịu sự quản lý. Nhiều đơn hàng nhập khẩu tìm được nhưng không được tiếp tục thực hiện. Do vậy, hoạt động marketing tìm kiếm khách hàng không được khuyến khích phát triển.

Một số nghiên cứu thị trường trong nước thực hiện chưa sâu, dẫn đến vội vàng nhập khẩu một số mặt hàng về nhưng không bán được.

Chương III

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing vào hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần XNK hà nội TOCONTAP (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w