Quản lý đối tượng nộp thuế:

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình doc (Trang 37 - 45)

II. Tình hình quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể trên địa bàn

1. Quản lý đối tượng nộp thuế:

Theo luật thuế Giá trị gia tăng quy định thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ và phân nghành nghề để có thể quản lý một cách chặt chẽ đối tượng nộp thuế.

Đồng thời theo quyết định số 75/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu thuế đều phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và hệ thống mã số này được ứng dụng kể từ ngày 1/1/1999. Theo quyết định trên, cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng mã số đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế , theo dõi số liệu nộp thuế của đối tượng nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế.. Như vậy việc quản lý đối tượng nộp thuế trên mã số đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế và cho Chi cục thuế Quận Ba Đình nói riêng. Kể từ đây cán bộ thuế có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý đối tượng nộp thuế, giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, đỡ vất vả vì phải theo dõi ghi chép bằng tay trên sổ bộ hàng tháng.

Tuy nhiên, do tình hình chung về sự thiếu tự giác của các hộ nộp thuế nên các cán bộ thuế quản lý địa bàn đã liên hệ phối hợp với UBND các phường, công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường, các chợ. Các bộ thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại nghành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp. Sau khi đã thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường đưa số hộ đó vào bộ để quản lý thu thuế Giá trị gia tăng nộp hàng tháng.

Hàng tháng vào ngày 5 các cán bộ quản lý phải lập được danh sách hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn, hộ mới ra kinh doanh và làm tổng hợp ghi thu phân loại hộ nhằm áp dụng chế độ thu thích hợp. Cũng từ số liệu này của cán bộ quản lý mà văn phòng chi cục thuế mới có điều kiện để lập bộ quản lý các hộ kinh doanh.

Vậy nhìn chung việc quản lý kiểm tra số hộ sản xuất kinh doanh tương đối sát. Sau đây là biểu số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc

Biểu 2: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài. Số hộ % Số hộ % Tổng số hộ 3679 100 4159 100 Bậc 1 148 4,023 200 4,8 Bậc 2 109 2,96 130 3,12 Bậc 3 439 11,93 584 14,04 Bậc 4 973 26,45 1441 34,65 Bậc 5 1573 42,76 1804 43,39 Bậc 6 437 11,877 Diễn giải

Năm 1998 Quý I năm 1999

Với biểu số liệu trên, ta nhận thấy:

1. Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn của năm 1999 đã tăng so với năm 1998 là: 480 hộ, tương ứng 13%.

2. Trong tổng số hộ tư nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận số hộ bậc 5 chiếm tỉ trọng cao nhất : Năm 1998 chiếm 42,76%, năm 1999 chiếm 43,39%.

3. Mức độ kinh doanh của các hộ có xu hướng tăng ở tất cả các bậc so với năm 1998: Bậc 1: tăng 52 hộ tương ứng 35% Bậc 2: tăng 21 hộ tương ứng 19% Bậc 3: tăng 145 hộ tương ứng 33% Bậc 4: tăng 468 hộ tương ứng 48% Bậc 5: tăng 231 hộ tương ứng 14%

Riêng bậc 6 giảm 100%, như vậy các hộ đã chuyển hướng nâng cấp dần tình trạng kinh doanh của mình ổn định hơn, có sự đầu tư và thu nhập khá hơn.

Qua biểu trên có thể thấy các hộ cá thể trên địa bàn đã phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự phát triển trên là do chính sách của nhà nước đã tạo cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Cơ chế thị trường kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp cho thành phần kinh tế này phát triển.

Để phân tích rõ hơn ta xét biểu quản lý cơ cấu các hộ tư nhân trên địa bàn quận Ba Đình.

Biểu số 3: Cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình theo ngành nghề Năm 1998 Số hộ % Số hộ % Tổng số hộ 3679 100 4159 100 Ngành sản xuất 309 8,4 328 7,89 Ngành dịch vụ 514 14 546 13,1 Ngành thương nghiệp 1792 48,7 1904 45,78 Ngành ăn uống 1064 28,9 1162 27,93 Ngành vận tải 219 5,3 Quý I/ 1999 Hộ kinh doanh

Qua biểu trên ta thấy:

1. Với ngành sản xuất: Số hộ thuộc ngành này tăng đáng kể: năm 1999 tăng so với năm 1998 là 19 hộ tương ứng 6,1%. Nhưng xét về tỷ trọng số hộ trong ngành ta thấy tỷ trọng của ngành này năm 1998 giảm đi. Năm 1998 chiếm tỷ trọng 8,4% nhưng đến năm 1999 lại chỉ chiếm 7,89%.

Mặt hàng chủ yếu của ngành này là sản xuất cơ kim khí, sản xuất các mặt hàng công nghiệp thực phẩm như: sản xuất bánh kẹo, sản xuất bánh cốm, sản xuất bún bánh.. Những mặt hàng này việc kinh doanh còn tương đối ổn định nhưng sản xuất cơ khí tiêu dùng thì ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều mặt hàng trên thị trường.

Nhìn vào cơ cấu ngành ta thấy tỷ trọng số hộ sản xuất chiếm trong tổng số ngày càng giảm mặc dù số hộ vẫn tăng. Điều này nói lên rằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực cá thể ở địa bàn Quận Ba Đình là không thuận lợi bằng các nghành khác.

2. Đối với hoạt động dịch vụ: Số người hoạt động trong ngành dịch vụ tăng về số tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm. Năm 1998 có 514 hộ chiếm 14%. Năm 1999 có 546 hộ chiếm 13,1%. Từ đó ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này không hiệu quả mặc dù số hộ có tăng lên về số tuyệt đối, bởi vì trong năm 1999 do thay đổi lại điều kiện cấp phép kinh doanh cho các hộ cho thuê băng hình mà nhiều hộ kinh doanh loại này đã phải chuyển hoặc thôi không kinh doanh nữa.

Các hộ tư nhân sửa chữa lặt vặt và nhất là sửa chữa điện lạnh ở trên địa bàn Quận Ba Đình kinh doanh không ổn định và kém hiệu quả nên một số đã xin chuyển sang bán thương nghiệp, một số phải chuyển đi kinh doanh ở các nơi khác có hiệu quả hơn.

Số hộ tăng lên tuyệt đối của ngành dịch vụ chủ yếu là loại hình rửa xe máy, photocopy, chụp ảnh nhưng không phải là sự tăng lên đáng kể.

3. Hai nghành ăn uống và thương nghiệp: đều có xu hướng giảm mặc dù số hộ kinh doanh ở hai ngành này đều tăng lên về số tuyệt đối.

Ngành thương nghiệp là ngành có số hộ kinh doanh cao nhất và tỷ trọng của nó là lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh.

Ngành thương nghiệp: Năm 1998 có 1792 hộ chiếm 48,7%. Năm 1999 có 1904 hộ chiếm 45,78%. So sánh về số tuyệt đối thì tăng nhưng về số tương đối lại giảm, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 2,92%. Điều đó chứng tỏ rằng ngành thương nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn các ngành khác, tuy nhiên có quá nhiều hộ kinh doanh nên số tăng không lớn.

Mặt hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh thương nghiệp là bán tạp hoá, đồ điện dân dụng, ở các chợ là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với đời sống của nhân dân. Đặc biệt trên địa bàn Quận Ba Đình không có hộ kinh doanh điện máy, kinh doanh xe máy, kinh doanh các mặt hàng điện tử cao cấp. Trong số hộ kinh doanh thương nghiệp này chỉ có 20 hộ kinh doanh vàng bạc nằm rải rác trên toàn địa bàn. Các hộ kinh doanh vàng bạc này hàng tháng nộp thuế bình quân là 15.000.000 đ.

Ngành ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Cụ thể năm 1998 có 1064 hộ chiếm tỷ trọng 28,9%, năm 1999 có 1162 hộ chiếm tỷ trọng 27,93% tuy tăng số hộ tuyệt đối là 98 hộ. Số hộ tăng này chủ yếu là những hộ kinh doanh ăn uống nhỏ bình dân, không phải là những nhà hàng, ăn uống cao cấp.

4. Ngành vận tải: Sang năm 1999 Chi cục thuế mới đưa ngành này vào quản lý tuy nhiên số hộ quản lý chưa phải là nhiều, mới được 219 hộ chiếm tỷ trọng 5,3%. Các hộ vận tải này chủ yếu là xe tải, xích lô còn loại xe vận chuyển khách là không đáng kể.

Qua biểu 2 và 3, ta có thể nắm được số lượng và cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn và từ đó có phương hướng quản lý các hộ kinh doanh từ khâu ra thông báo, điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâu thu nộp. Song chỉ qua biểu này chúng ta không thể nắm được thực trạng quản lý về hộ kinh doanh ở khu vực này ra sao.

Để thấy được tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn ta xét đến biểu quản lý hộ kinh doanh

Biểu 4: Quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình:

Hộ thực Hộ có Hộ quản Hộ thực Hộ có Hộ quản tế kinh đăng ký lý trên tế kinh đăng ký lý trên

doanh kinh bộ doanh kinh bộ

doanh doanh Tổng số hộ 3930 3679 3631 4530 4159 4109 Ngành sản xuất 320 309 309 342 328 328 Ngành dịch vụ 522 514 505 574 546 540 Ngành thương nghiệp 1976 1792 1785 2064 1904 1880 Ngành ăn uống 1122 1064 1032 1320 1162 1142 Ngành vận tải 230 219 219 Ngành nghề

Năm 1998 Quý I năm 1999

Với kết quả như vậy có thể thấy rằng, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý. Qua mỗi năm số hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, công việc của các cán bộ quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát đến từng ngóc nghách trên địa bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý.

Tuy nhiên, số hộ chưa quản lý được vẫn còn lớn hầu như ở ngành nào, năm nào cũng có số lượng hộ chưa quản lý được.

Theo số liệu năm 1998 thì số lượng hộ chưa quản lý được là 299 hộ với tỷ lệ 7,6%. Ta thấy hộ chưa quản lý được chủ yếu tăng ở ngành thương nghiệp (184 hộ), sản xuất (11 hộ), dịch vụ (17 hộ), ăn uống (90 hộ).

Đến năm 1999, số hộ chưa đưa vào sổ bộ thực tế là 421 hộ với tỷ lệ hộ chưa quản lý là 9,3% và cũng tập trung ở ngành thương nghiệp (184 hộ), sản xuất (18 hộ), dịch vụ (34 hộ), ăn uống (178 hộ) và vận tải (11 hộ).

Qua bảng số liệu đó chúng ta thấy được công tác quản lý của các cán bộ thuế thực tế chưa có hiệu quả lắm, số hộ chưa quản lý được tương đối lớn mặc dù các cán bộ thuế đã cố gắng hết sức để làm giảm được số lượng hộ chưa quản lý được này. Tuy nhiên, trong công tác này các cán bộ quản lý thuế của chi cục thuế Quận Ba Đình cũng đã có những nỗ lực và thu được các kết quả nhất định:

Tuy số hộ chưa đưa vào quản lý năm 1999 cao hơn số hộ chưa đưa vào quản lý năm 1998 (từ 7,6% lên 9,3%) nhưng thực chất cán bộ quản lý đã có nhiều tích cực bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra số hộ nhưng cũng không thể kiểm tra hết được những hộ buôn bán lặt vặt, ngồi vỉa hè, cán bộ công nhân viên nhà nước đi làm ban ngày sớm tối ra bán hàng thêm.

Đồng thời với số liệu điều tra của cơ quan thống kê là cao hơn so với số được cấp phép đăng ký kinh doanh. Cụ thể, năm 1999 theo số liệu điều tra của cơ quan thống kê trên địa bàn Quận Ba Đình hiện có 4530 hộ nhưng được cấp giấy đăng ký kinh doanh là 4159 hộ và số hộ đã đưa vào diện quản lý là 4109 hộ. Như vậy so sánh giữa số hộ hiện kinh doanh và số hộ đã đưa vào quản lý thu thuế thì chênh lệch là 421 hộ nhưng nếu so sánh giữa số hộ đã cấp đăng ký kinh doanh và hộ đã đưa vào quản lý thu thuế chênh lệch là 50 hộ, điều này chứng tỏ cán bộ quản lý thuế đã hết sức cố gắng trong công tác quản lý về hộ kinh doanh.

Còn có sự chênh lệch 421 hộ khi so sánh giữa hộ thực tế kinh doanh và hộ đã đưa vào quản lý là do có nhiều hộ buôn bán kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp và theo luật định thì cơ quan thuế cùng các cơ quan hữu quan đang xem xét giải quyết miễn thuế. Đồng thời trong số hộ này còn có những hộ kinh doanh sớm, tối mà thực sự ngành thuế đã có cố gắng trong công tác quản lý

Tuy đã có rất nhiều cố gắng như vậy nhưng nhìn chung hiệu quả của công tác quản lý đối tượng nộp thuế của các cán bộ quản lý chưa cao. Số lượng hộ chưa quản lý còn nhiều nên còn dẫn đến thất thu thuế. Có thể chia ra làm 2 dạng thất thu ở những hộ đã quản lý được và thất thu ở những hộ chưa quản lý được.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình doc (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)