Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh nghệ an.pdf (Trang 47 - 52)

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tính đến cuối năm 2007, dân số Nghệ An có trên 3,1 triệu người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Thanh Hoá), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%/năm, mật độ dân số trung bình 184 người /km2. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị chiếm 10,7%, dân số hoạt động nông nghiệp chiếm 75,4% dân số toàn tỉnh.

Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng đồng bằng ven biển và thành thị mật độ dân cư cao. Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ dân trên 15 tuổi biết chữ trong tổng số dân đạt 97%. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.

Tổng số lực lượng lao động của Nghệ An trên 1,5 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo chiếm 32,5%, lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm 21,2%. Lao động trong các ngành nông - lâm - thủy sản hơn 1.091.230 người, chiếm khoảng 70,44%, lao động khu vực thành thị tăng tương đối nhanh cùng với xu hướng đô thị hoá trong tỉnh (từ 6,71% năm 2000 lên khoảng 11,0% năm 2007) tuy nhiên tỷ lệ này còn rất thấp so với mức bình quân trong cả nước khoảng 20,2%.

Bảng 2.2. Dân số và lao động của tỉnh Nghệ An năm 2007

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng Cơ cấu (%)

1. Tổng số hộ - Hộ nông nghiệp - Hộ phi nông nghiệp

Hộ Hộ Hộ 679.530 532.139 141.391 100,00 78,31 21,69 2. Tổng số nhân khẩu

Trong đó: Dân tộc thiểu số

Nhân khẩu Nhân khẩu 3.101.239 312.894 100,00 10,09 3. Tổng số lao động

- Lao động nông nghiệp - Lao động phi nông nghiệp

Ngh. người Ngh. người Ngh. người 1.576 1.091 461 100,00 70,44 29,54 Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Nghệ An

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động nông- lâm- thuỷ sản tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (năm 2006 chiếm hơn 70,4% lao động làm việc), tỷ lệ này lớn so với mức bình quân trong cả nước (khoảng 56%) và vùng Bắc Trung Bộ (khoảng 67%) [25]. Lao động Công nghiệp- dịch vụ tăng khá nhanh trong nhiều năm qua (bình quân 6,1%/năm, riêng giai đoạn 2001- 2005 tăng 6,26%/năm), nhưng đến nay mới chiếm 8,1% lao động làm việc, lao động dịch vụ tăng nhanh nhất bình quân 7,22%/năm.

Cơ cấu lao động trên cho thấy chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp (chiếm trên 70%), lao động công nghiệp, dịch vụ còn ít (trên 20%).Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của tỉnh Nghệ An chưa cao, tuy có tăng lên trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm đáng kể.

2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn

Những năm qua kết cấu hạ tầng của tỉnh được quan tâm đầu tư, bộ mặt đô thị và nông thôn được thay đổi nhanh chóng, nhất là vùng miền núi.

* Giao thông

Việc xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ (bao gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện…) cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Nghệ An đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Phong trào giao thông nông thôn phát triển mạnh đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, từ năm 2000 đến nay các huyện đã huy động sức dân xây dựng hơn 1.200 km đường nhựa và hơn 3.790 km đường bê tông, hơn 404 cầu và tràn dài 6.497m, tính đến nay có hơn 466/473 xã có đường ô tô đến trung tâm.

* Thuỷ lợi

Công tác thuỷ lợi có bước phát triển khá toàn diện, năng lực tưới tiêu được nâng lên đáng kể; thuỷ lợi cho cây trồng cạn, cây công nghiệp, hệ thống đê sông, đê biển được chú trọng đầu tư, đặc biệt trong những năm gần đây, do vậy góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân.

Trong những năm qua, hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn Nghệ An đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, điển hình là: hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam, hệ thống các trạm bơm ở các huyện, nhiều hồ đập, một số trạm bơm điện được đầu tư xây dựng mới. Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh có trên 1.600 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 884 hồ đập thuỷ lợi, 426 trạm bơm điện, các công trình tiểu thuỷ nông và 2 hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc và Nam Nghệ An, hơn 4.200 km kênh mương được bê tông hoá. Tổng năng lực các công trình tưới cho lúa đạt 150.000 ha /năm (trong đó diện tích tưới chủ động hàng năm đạt trên 130.000 ha), tưới màu và cây công nghiệp 10.000 ha, tạo nguồn tưới 18.000 - 20.000 ha cho cây trồng cạn, cây vụ đông, cấp nước nuôi trồng thuỷ sản hơn 3.000 ha.

* Điện: Hệ thống phân phối điện được quan tâm đầu tư, hầu hết các

huyện trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia đi qua, số xã có điện lưới quốc gia đạt 441/473 xã (chiếm 93,2%), số hộ dùng điện đạt gần 95%. Một số công trình lớn được đầu tư xây dựng và đã đưa vào sử dụng, các công trình chống quá tải lưới điện và đưa điện về xã được chú trọng đầu tư.

* Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ở nông thôn

Việc đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua các chương trình đầu tư lồng ghép trên địa bàn tỉnh (Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn, Chương trình 135 của Chính phủ, ngân sách tập trung của Nhà nước, vốn ODA, vốn của tổ chức phi Chính phủ (NGO)…) và sự tham gia của người dân., các nhà máy, trạm cấp nước nông thôn được xây dựng, với công suất đầu nguồn 4.000 m3/ngày đêm.

Việc xây dựng các công trình vệ sinh nông thôn được đa số người dân tự đầu tư, tính đến nay số hộ có công trình hợp vệ sinh đạt trên 60%. Tuy nhiên một số nơi vẫn còn tình trạng ô nhiễm do thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề, khu dân cư tập trung chưa được giải quyết, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư.

* Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nghệ An được quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở trường lớp được quan tâm đầu tư xây dựng, trang thiết bị dạy và học được trang bị đáp ứng nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, hàng năm có hơn 65% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được chuyển vào trung học phổ thông. Quy mô các cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng. Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ theo chuẩn quốc gia từ năm 1998. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, ngành giáo dục

đã có nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cả 3 cấp học của bậc phổ thông đạt trên 98%. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trung tâm học tập cộng đồng phát triển khá nhanh, đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng văn hoá của học sinh dân tộc ít người. Mức độ xã hội hoá giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh tăng nhanh trong những năm qua.

* Y tế và chăm sóc sức khoẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện, xã từng bước được củng cố nâng cấp. Chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Đề án nâng cao y đức của thầy thuốc bước đầu thực hiện có hiệu quả. Các cơ sở y tế mới được xây dựng như: Bệnh viện đa khoa 700 giường, bệnh viện nhi, các trạm và các trung tâm y tế tuyến tỉnh, các bệnh viện và các phòng khám đa khoa tuyến huyện, các trạm xá xã, phường …. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 468/473 số xã phường thị trấn có trạm y tế, trong đó hơn 35% đạt tiêu chuẩn ngành, 19/19 huyện thành thị có trung tâm y tế huyện, số giường bệnh/vạn dân đạt hơn 30, 46 giường.

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An.

Trong những năm qua Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế mà tỉnh đã lựa chọn phần nào thể hiện tính năng động, thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường trong nước và thế giới, đẩy nhanh được quá trình phát triển theo hướng CNH, HĐH, khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh, tăng nhanh được năng suất lao động, hình thành các ngành và sản phẩm chủ

lực. Trong đó đối với ngành nông- lâm nghiệp được chú trọng phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, với phát triển đô thị và hướng vào xuất khẩu, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các vùng hàng hoá tập trung, phát triển sản xuất nông- lâm- thuỷ sản theo hướng tập trung quy mô lớn, mô hình công nghiệp. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp mà tỉnh đã đạt được như: tổng giá trị sản phẩm và cơ cấu giá trị sản phẩm của các ngành kinh tế tính theo giá thực tế thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3.Giá trị và cơ cấu giá trị sản phẩm các ngành kinh tế tỉnh Nghệ An

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị sản phẩm Tr.đ 10.441.655 12.141.334 14.583.853 17.200.292 19.628.507 1. Nông – Lâm- T.sản - Tổng sản phẩm - Cơ cấu Tr.đ % 4.328.917 41,46 4.636.228 38,14 5.838.877 36,92 5.691.576 33,09 6.124.094 31,20 2. Công nghiệp - Xây dựng - Tổng sản phẩm - Cơ cấu Tr.đ % 2.464.765 23,61 3.169.580 26,11 4.190.234 28,73 5.055.165 29,39 6.987.748 35,60 3. Dịch vụ - Tổng sản phẩm - Cơ cấu Tr.đ % 3.647.973 34,94 4.335.526 35,71 5.009.733 34,35 6.453.549 37,52 6.561.664 33,20 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh nghệ an.pdf (Trang 47 - 52)