Không hành động phạm tộ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng luật hình sự (Trang 25)

Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội để làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật hình sự yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

Không hành động phạm tội phải thoả mãn các điều kiện như sau: - Chủ thể phải có nghĩa vụ hành động.

- Trong hoàn cảnh cụ thể chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này. Nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong trường hợp sau:

- Do luật định: Phải cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, hoặc phải tố giác tội phạm.

- Do quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Như quyết định nhập ngũ. - Do nghề nghiệp.

- Do hợp đồng.

- Do xử sự trước đó của chủ thể.

Trong BLHS đa số các tội phạm được thực hiện bằng hành động, có một số tội phạm chỉ thực hiện bằng không hành động (như Tội trốn thuế, Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng), có một số tội vừa thực hiện bằng hành động vừa bằng không hành động (như Tội giết người, Tội huỷ hoại tài sản).

6.2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan

a. Tội ghép

Tội ghép là loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều loại hành vi nguy hiểm cho xã hội, xảy ra cùng thời gian, xâm hại nhiều khách thể.

Với khái niệm trên tội ghép có 3 đặc điểm sau: - Có ít nhất 2 loại hành vi khác nhau.

- Các hành vi này phải xảy ra cùng thời gian. - Các hành vi đó xâm hại ít nhất 2 khách thể.

Phân tích các tội phạm được quy định trong BLHS thì tội cướp tài sản (Điều 133) thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện trên. Do đó, tội cướp tài sản là tội ghép.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng luật hình sự (Trang 25)