Cơ cấu sử dụng gỗ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 31 doc (Trang 34 - 36)

4. Nguồn nguyên liệu gỗ

4.5.Cơ cấu sử dụng gỗ nguyên liệu

- Gỗ rừng tự nhiên: Là loại gỗ lớn thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ

mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời. Gỗ rừng tự nhiên là phần nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguyên liệu của công nghiệp chế biến gỗ.

Hiện nay nhu cầu nguyên liệu gỗ từ rừng tự nhiên là rất lớn, bình quân khoảng trên 3,0 triệu m3/năm, trong khi đó nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu, còn lại 80% phải nhập khẩu (khoảng 250-500 triệu USD). Cụ thể năm 2004 nhập khẩu gỗ khoảng 522 triệu USD với khối lượng gỗ 2,6 triệu m3 từ 26 quốc gia khác nhau (gỗ nhập khẩu có đường kính từ 25 cm đến 60 cm).

- Gỗ rừng trồng tập trung: Gỗ rừng trồng tập trung của nước ta hiện nay phần lớn là

loại gỗ vừa và nhỏ, chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho chế biến giấy, băm dăm, sản xuất ván nhân tạo ( ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi ép) và một số sản phẩm khác.

Hiện nay nhu cầu bình quân hàng năm từ nguyên liệu gỗ rừng trồng cho công nghiệp chế biến khoảng 3-4 triệu m3/năm, rừng trồng trong nước đã đáp ứng được khoảng 1,5-2,0 triệu m3/năm, trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đến nay tiến độ trồng rừng sản xuất mới đạt khoảng trên 30% kế hoạch (613.093 ha/2 triệu ha).

Trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ sẽ tăng lên khi công nghiệp chế biến ván nhân tạo phát triển mạnh.

- Gỗ cây trồng phân tán

Cây gỗ phân tán được trồng ven đường, ven bờ sông, kênh mương, các đai rừng phòng hộ trên các cánh đồng, ven đê, trong các vườn gia đình. Trong 15 năm gần đây bình quân mỗi năm cả nước trồng khoảng 200 triệu cây phân tán các loại.

Các loại cây gỗ trồng phân tán này chủ yếu phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, chắn gió, cây bóng mát, ngoài tác dụng giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng, củi, còn cung cấp cho nguyên liệu giấy và băm dăm.

- Gỗ cứng, gỗ mềm

Gỗ cứng: Là loại gỗ lớn ở rừng tự nhiên (từ nhóm I đến nhóm III). Độ cứng của gỗ biểu

thị khả năng chống lại tác dụng của ngoại lực. Nói chung các loài gỗ có khối lượng thể tích càng cao thì gỗ càng cứng.

Do gỗ cứng có cường độ cao, có màu sắc và vân thớ đẹp nên loại gỗ này thường dùng để sản xuất các loại đồ gỗ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, chạm khảm, gỗ xây dựng công trình lâu năm, khung tàu thuyền, phà , gỗ nông cụ ... Gỗ cứng là loại gỗ quý hiếm, phần lớn mọc ở rừng tự nhiên, sinh trưởng chậm, chu kỳ kinh doanh dài (50-100 năm) ở nước ta số lượng loại gỗ này còn rất ít trong khi đó nhu cầu ngày càng lớn, vì vậy để đáp ứng nhu cầu nước ta phải nhập khẩu rất nhiều loại gỗ cứng.

Gỗ mềm: Là loại gỗ lớn ở rừng tự nhiên (từ nhóm IV đến nhóm VIII) và một số loại gỗ

rừng trồng. Nói chung loại gỗ này có khối lượng thể tích nhỏ và trung bình, độ bền cơ của gỗ thấp, sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn (khoảng 5-7 năm). Loại gỗ này thường được sử dụng để sản xuất các loại gỗ lạng, diêm bút chì, bao bì, bột giấy và giấy các loại, ván nhân tạo...

Hiện nay loại gỗ này trong nước đang được sử dụng với tỷ trọng cao, dần thay thế các loại gỗ cứng, quý hiếm đang cạn kiệt dần. Theo đó xu hướng của thời đại là sử dụng các loại sản phẩm ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng.

- Gỗ lớn, gỗ nhỏ

Gỗ lớn: Ở nước ta hiện nay đã bắt đầu trồng cây gỗ lớn chủ yếu là có nguồn gốc từ rừng

tự nhiên, một số nơi trồng gỗ quý hiếm. Trong dự án 661 cũng đã thực hiện việc hỗ trợ cho hộ gia đình, các tổ chức trồng rừng gỗ lớn, quý hiếm có chu kỳ kinh doanh dài. Hiện nay gỗ lớn vẫn được sử dụng với tỷ lệ lớn, phục vụ công nghiệp sản xuất các mặt hàng như đồ mộc mỹ nghệ, nội thất, ngoài trời, đặc biệt là sử dụng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Bình quân mỗi năm cần khoảng 3,0-3,5 triệu m3 gỗ lớn làm nguyên liệu cho sản xuất (cả nguồn trong nước và nhập khẩu).

Gỗ nhỏ: Chủ yếu là gỗ nhỏ từ rừng trồng tập trung và cây phân tán. Tuy nhiên trong

các loại cây rừng trồng có một số loại cây có thể trở thành cây gỗ lớn như: Bạch Đàn trắng, Keo lá tràm, Keo lai nhưng trong thực tế chưa có xu hướng kinh doanh loại gỗ này thành gỗ lớn. Vì vậy phần lớn gỗ nhỏ hiện nay có nguồn gốc từ rừng trồng và thường được sử dụng làm nguyên liệu giấy, ván nhân tạo , dăm mảnh ... Bình quân mỗi năm nước ta sử dụng khoảng 2,0 triệu m3 gỗ nhỏ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 31 doc (Trang 34 - 36)